duitnow casino

Bài 72: Hội chứng Well

HỘI CHỨNG WELL

( Well’s syndrome)

1. ĐẠI CƯƠNG

Năm 1971, George Wells lần đầu tiên mô tả hội chứng phản ứng viêm dạng u hạt tái phát có tăng bạch cầu ái toan ( BCAT). Sau đó vào năm 1979, Wells và Smith đổi tên thành hội chứng viêm mô bào tăng bạch cầu ái toan ( eosinophilic cellulitis ).

Hội chứng Wells là tình trạng bệnh lý hiếm gặp, với hơn 100 ca được báo cáo trên toàn thế giới, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù hội chứng Wells xảy ra lẻ tẻ, ngẫu nhiên nhưng một vài ca có tính chất gia đình đã được báo cáo trong y văn. Năm 2001, Consigny S. và cộng sự đã báo cáo ca lâm sàng bệnh nhân có đồng thời biểu hiện lâm sàng của hội chứng Wells, hội chứng Sweet và viêm mạch, đặt ra câu hỏi liệu có hội chứng overlap giữa các bệnh này.

2. SINH BỆNH HỌC

2.1. Bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan là một loại bạch cầu ở mô là chủ yếu, có nhiều chức năng như miễn dịch bẩm sinh, đáp ứng viêm… bạch cầu ái toan có nguồn gốc trong tủy xương thông qua vai trò trung gian của các yếu tố phiên mã ( như dbl-GATA – 1) và các cytokin ( như IL – 5, IL-3, và GM – CSF), tế bào gốc tạo máu chuyển thành các bạch cầu ái toan trưởng thành. Khi trưởng thành, IL – 5 sẽ kiểm soát quá trình BCAT từ tủy xương vào máu. Sau đó bạch cầu ái toan cư trú tại các cơ quan như tuyến ức, đường tiêu hóa, tử cung và tuyến vú. Khi các yếu tố kích thích, bạch cầu ái toan sẽ biểu hiện và tiết ra một lượng các chất trung gian hóa học ( cytokines, protein hạt, chất trung gian lipid,…)

Xem thêm:  Bài 27: Bệnh hột xoài hay bệnh u hạt lympho sinh dục

2.2. Tăng bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan gọi là tăng khi số lượng bạch cầu ái toan trong máu vượt quá 500 tế bào/ µL. Mức độ tăng bạch cầu ái toan được chia thành: nhẹ 500 – 1500 tb/µL, vừa 1500 – 5000 tb/µL, và nặng > 5000 tb/µL. Thuật ngữ “hypereosinophilia” đề cập đến mức bạch cầu ái toan trên 1500 tb/µL. Tăng bạch cầu ái toan được chia thành:

Tăng bạch cầu ái toan nguyên phát ( leuxemi, rối loạn sinh tủy mạn…)

Tăng bạch cầu ái toan thứ phát ( nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, phản ứng viêm, khối u, bệnh nội tiết…)

Tăng bạch cầu ái toan tự phát ( chẩn đoán loại trừ).

2.3. Sinh bệnh học hội chứng Well

Cho đến nay sinh bệnh học của bệnh vẫn chưa rõ ràng. Nhiều tác giả cho rằng hội chứng Wells là phản ứng quá mẫn được kích hoạt bởi các yếu tố như nhiễm trùng, vết đốt côn trùng, hay một số bệnh lý kèm theo như: tăng sinh tủy, ung thư đại tràng, hội chứng Churg – Strauss, nhiễm Herpes, bệnh lý bọng nước tự miễn…

Sự thâm nhiễm của mô bào, bạch cầu ái toan ở giữa các bó sợi collagen tạo nên hình ảnh ngọn lửa “ flame – figure”. Sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan hầu như chỉ giới hạn ở lớp thượng bì và trung bì nhưng cũng có thể thấy ở các mô dưới da và cơ. Tùy vào vị trí thâm nhiễm mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Xem thêm:  Bài 24: Bệnh hạ cam

Trong một nghiên cứu của mình, Plotz và cộng sự cũng nhận thấy sự tăng đáng kể tế bào TCD3 và TCD4 ở máu ngoại vi. Những tế bào lympho T này tiết ra một lượng lớn interleukin 5 ( IL-5 ). Phát hiện này cho thấy các tế bào T kích hoạt có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bạch cầu ái toan ở máu và mô. Khi nhuộm miễn dịch huỳnh quang, người ta tìm thấy các protein của bạch cầu ái toan. Trên kính hiển vi điện tử, các sợi collagen còn nguyên vẹn cho thấy rằng sự thoái hóa ban đầu của collagen không liên quan đến việc hình thành hình ảnh “ ngọn lửa” trên tiêu bản mô bệnh học.

3. LÂM SÀNG

Tổn thương cơ bản: ban đỏ, phù nề đôi khi ở dạng hình nhẫn, mảng hoặc nốt. Sau một vài ngày, tổn thương tiến triển thành những mảng phù nề lớn với bờ viền xung quanh tím. Có thể xuất hiện bọng nước, mụn nước, xuất huyết. Tiến triển: tổn thương chuyển từ màu đỏ tươi sang nâu đỏ, xanh xám, tổn thương thường lành trong thời gian vài tuần đến vài tháng mà không để lại sẹo, hay tái phát. Vị trí: thường ở chi hoặc ở thân mình.

Cơ năng: đau, đôi khi có ngứa.

4. CẬN LÂM SÀNG

4.1. Giải phẫu bệnh

Tiêu bản sinh thiết da cho thấy thâm nhiễm bạch ầu ái toan, mô bào, và các mảnh vỡ của bạch cầu ái toan giữa các bó collagen hình thành nên hình ảnh “ ngọn lửa”. Trong giai đoạn cấp tính, có sự thâm nhiễm dày đặc của bạch cầu ái toan mất hạt chủ yếu ở lớp biểu bì và hạ bì, ít khi xuống đến các mô dưới da và cơ.

Xem thêm:  Bài 98: Ban đa dạng do ánh sáng

Đôi khi có thể có mụn nước. Trong bọng nước có chứa bạch cầu ái toan và chủ yếu là ở dưới thượng bì, có thể có xốp bào hoặc có chia vách. Các vị trí của thâm nhiễm khác nhau sẽ tạo nên các đặc điểm khác nhau trên lâm sàng.

Sau vài tuần có thể thấy hình ảnh “ ngọn lửa” cùng với một loạt mô bào và tế bào khổng lồ xung quanh các bó sợi collagen. Khi nhuộm miễn dịch huỳnh quang sẽ thấy các protein của bạch cầu ái toan chiếm phàn lớn trong các hạt của “ ngọn lửa”. Trên kính hiển vi điện tử, các sợi collagen không có vai trò trong sự hình thành hình ảnh “ ngọn lửa” trên tiêu bản sinh thiết.

Mặc dù hình ảnh “ ngọn lửa” được coi là hình ảnh điển hình của hội chứng Wells tuy nhiên vẫn có thể gặp hình ảnh này trong một số bệnh lý khác như pemphigoid bọng nước, eczema, nấm da, nhiễm virus herpes, ghẻ, và vết cắn của côn trùng.

4.2. Xét nghiệm khác

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào sinh thiết, ngoài ra nếu tiến hành xét nghiệm máu có thể thấy tăng bạch cầu ái toan ở máu ngoại biên và tăng ECP (eosinophil cation protein) và tăng IL5. Biểu hiện bệnh càng nặng, mức độ tăng ECP và IL 5 càng cao.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Nguyễn Minh Thu của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).