duitnow casino

Tìm hiểu về nám – Kẻ thù số 1 của làn da

Nám da là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nám da lại làm mất tính thẩm mỹ trên khuôn mặt, gây ra tâm lý tự ti, e ngại. Để có thể phòng ngừa cũng như lựa chọn cách chữa nám da phù hợp. Trước tiên, bạn cần phải biết nám da là gì, nguyên nhân gây nám da, dấu hiệu nhận biết nám da… Bài viết này của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Anh Em Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề trên của nám da mặt.

NÁM DA LÀ GÌ?

Nám là tình trạng da xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm…. Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Nám da thường xuất hiện ở những người có làn da đẹp, trắng, mỏng, mịn. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH NÁM

  • Nám da là tình trạng tăng sinh quá mức melanin trên da. Melanin được tổng hợp từ quá trình ôxy hoá tyronsine và chịu sự điều tiết của hoóc-môn. Vì nhiều lý do khác nhau (sinh nở, stress, dùng thuốc tránh thai, ánh nắng…) khiến hoóc-môn MSH rối loạn, tình trạng nám sạm sẽ xảy ra.
  • Chân nám (melanocyte) là nơi sản sinh ra các melanin, cùng với sự hỗ trợ của melanosome, các melanin này được vận chuyển lên lớp biểu bì phía trên làm hình thành các đốm, vết nám, mảng thâm. Do đó, có thể nói, khi những vết nám đã nổi rõ trên da thì đó cũng chính là “giai đoạn cuối” của quá trình hình thành nên nám ở sâu dưới da.
Xem thêm:  6 lý do Laser Toning là phương pháp trị nám hiệu quả nhất hiện nay

NGUYÊN NHÂN GÂY RA NÁM

Có nhiều nguyên nhân hình thành nám da. Trong đó, có nguyên nhân do bên trong cơ thể và những tác động của môi trường từ bên ngoài:

Nguyên nhân gây nám da từ bên trong cơ thể:

  • Yếu tố di truyền: đối với một số người, do di truyền từ bố mẹ mà dễ mắc bệnh nám da mặt.
  • Rối loạn sắc tố: Bước vào giai đoạn này, khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều sẽ khiến các sắc tố gây nám phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như : mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
  • Sự lão hoá của cơ thể: dưới sự tấn công của các gốc tự do, cơ thể con người dần già đi theo năm tháng, kèm theo đó là các vết nám, sạm, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt.
  • Tâm lý, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài cũng gây ra nám da.

Nguyên nhân gây nám da từ bên ngoài:

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
  • Sử dụng một số thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh lâu ngày.
  • Lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều (nhất là những loại mĩ phẩm làm trắng nhanh, mài mòn da mặt).
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có gì che chắn, bảo vệ.
  • Tác động của môi trường khói bụi, ô nhiễm,…
  • Không quan tâm, chăm sóc làn da.
Xem thêm:  PEEL DA - Phương pháp làm đẹp có sức hút khó cưỡng

CÁC LOẠI NÁM DA VÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG

Thông thường có 3 loại nám:

  • Nám sâu: Loại nám này xuất hiện trên da với hình thái là những đốm tròn có kích thước to hơn đầu đũa một chút với màu nâu nhạt, nâu đậm, đen đen đậm. Vì thế, nhìn bề ngoài nó rất dễ bị nhầm lẫn với vết thâm do mụn. Nám sâu phân bổ theo từng đốm tròn nhỏ hoặc thành từng chùm, chủ yếu ở hai bên má, trán, cằm. Chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì nên rất khó điều trị nếu không sử dụng đúng phương pháp.
  • Nám mảng: Đây là loại nám ở lớp biểu bì với biểu hiện là những mảng màu đậm nhạt khác nhau, nằm rải rác khắp da nhưng tập trung nhiều nhất là ở 2 bên gò má, trán, mũi và cằm. Loại nám này có chân nám nông, chủ yếu ở thượng bì và lớp ngoài cùng của tế bào da. Chính vì thế nên nám mảng khá dễ điều trị thành công, ít tốn thời gian và công sức hơn.
  • Nám hỗn hợp: Là sự kết hợp của 2 loại nám trên, vừa mọc thành mảng, vừa có chân nám ăn sâu dưới bề mặt da. Biểu hiện trên bề mặt da của chúng là các đốm nám nhỏ như đầu tăm có màu sẫm xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng đám trên trán, cằm, má, sống mũi, quanh mắt và hai bên gò má. Đây là loại nám rất khó điều trị vì chân nám đã ăn sâu vào vùng hạ bì.
Xem thêm:  Zona - Bệnh dời leo

Mỗi loại nám da sẽ có những đặc điểm riêng cũng như nguyên nhân hình thành khác nhau do đó phương pháp điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau. Để điều trị nám thành công, bạn cần xác định chính xác loại nám và mức độ nám cụ thể của mình nhằm áp dụng cách điều trị phù hợp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hơn nữa, các dấu hiệu của nám da rất dễ bị nhầm lẫn với một số biểu hiện của ung thư da hay các bệnh ngoài da khác. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được tự ý chữa trị mà nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chính xác và đưa ra liệu trình hiệu quả nhất.

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Anh Em Bác Sĩ là địa chỉ uy tín giúp bạn giải quyết tất cả vấn đề về da, đặc biệt là nám da. Gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại số điện thoại ở phần bình luận để nhận tư vấn miễn phí!