duitnow casino

Bài 101: Sinh học phát triển của tóc và móng

SINH HỌC PHÁT TRIỂN CỦA TÓC VÀ MÓNG

(Biology of hair and nails)

1. ĐẠI CƯƠNG

Tóc và móng là cấu trúc biểu mô cứng nhất có nguồn gốc từ thượng bì. Tóc đổi mới thường xuyên. Tóc và móng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng bảo vệ và cảm giác. Ở ngoài, tóc và móng còn có vai trò thẩm mỹ, thu hút giới tính. Nang tóc và bản móng bao gồm các tế bào sừng đã biệt hóa hoàn toàn ở giai đoạn cuối, bền vững nhờ các sợi trung gian (keratin). Trong khi tóc phát triển theo thời kỳ tgì móng phát triển liên tục. Sự hình thành phần phụ của da dựa trên cơ chế biến đổi có tiến hóa. Ở các loài, phần phụ (lông, tóc, móng, lông vũ, tuyến vú và răng) được hình thành nhờ sự tương tác giữa thượng bì và trung bì. Tín hiệu khởi đầu cho sự hình thành phần phụ là từ trung mô, tín hiệu xuất phát từ thượng bì để hình thành nên tấm phôi (placode). Tất cả phần phụ của da đều hình thành và phát triển ngay trong thượng bì. β –catenin và WNT là hai tín hiệu khởi đầu của quá trình hình thành và phát triển của phần phụ da.

2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÓC

2.1. Hình thành tóc/lông

Bản phôi: WNT đóng vai trò chính sự phát triển của nang lông. Ngược lại, khi xuất hiện của β –catenin sẽ hình thành bản phôi. Gen APCDD1 mã hóa cho 1 protein gắn và receptor của WNT và lipoprotein tỷ trọng thấp dẫn đến ức chế ngược β –catenin gây ra hiện tượng rụng lông và tóc di truyền. Cơ chế điều chỉnh khoảng cách giữa các nang lông trong biểu bì được khiểm soát nhờ chênh lệch nồng độ giữa các tính hiệu kích thích WNT và ức chế DKK. Dòng thác tín hiệu giữ trung bì và biểu bì tiếp tục thúc đẩy sự hình thành bản phôi của nang lông. Hoạt hóa WNT và EDAR sẽ kiểm soát sự tích tụ tại chỗ của SHH, chất mà cần thiết cho sự phát triển đi xuống của mầm lông. Qúa trình này cần có sự phối hợp của các tế bào ở mâm lông và SHH.

– Mầm lông: tín hiệu biểu mô tập hợp các trung mô tiềm ẩn thành một đám tạo thành mầm lông.

– Trụ lông: tín hiệu thứ 2 gây ra sự tăng sinh của biểu bì và xâm lấn của biểu bì xuống trung bì tạo thành một cột hình thành nên trụ lông.

– Nang lông: quá trình phát triển trụ lông cuối cùng hình thành nên nang lông với đầy đủ các thành phần nang lông.

Mạng lưới thần kinh và mạch máu phức tạp phát triển với sự hình thành và phát triển của nang lông. Các sợi thần kinh đến da và được định vị ở vị trí của nang lông, chạy song song với hệ thống mạch máu. Các nang lông được bao quanh bởi các sợi thần kinh. Các chất kích thích thần kinh giải phóng từ biểu mô nang lông sẽ kích thích và xác định mật độ của mạng lưới thần kinh. Protein truyền tín hiệu thúc đẩy sự hình thành mạch máu, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) được sản xuất từ cấc tế bào biểu mô, kích thích sự tăng sinh mạng mạch máu quanh nang lông.

2.2. Các kiểu tóc

Mặc dù cấu trúc cơ bản đều giống nhau ở tất cả nang lông và thân lông, các loại lông khác nhau có thể cùng tồn tại trên cơ thể sinh vật. Trong điều kiện sinh lý, sự hình thành nang lông chỉ xảy ra một lần. Lông ở bào thai, lông tơ và lông dài đều có cấu tạo tương tự nhau.

– Lớp lông bào thai thứ 1: mỏng man, dài và nhiễm sắc ở các mức độ khác nhau, rụng dao động ở tháng thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ.

– Lớp lông bào thai thứ 2: các sợi lông mỏng manh, ngắn hơn, không có sắc tố, tập trung toàn bộ thân mình rụng vào khoảng 3-4 tuần sau khi sinh và các lông dài màu đen ở đầu cũng rụng sau khi sinh. Rậm lông bẩm sinh gặp ở những người gián đoạn sự hình thành kiểu lông trong đó lông dài phát triển ở những vùng mà bình thường là lông tơ.

– Sau 2 chu kỳ trên, lông bắt đầu mọc theo kiểu khảm:

+ Ở trẻ trước tuổi dậy thì, tóc thường đài và đen ở da đầu, lông mi và lông mày; trong khi đó tóc tơ ở mặt, thân mình và tứ chi.

+ Ở giai đoạn dậy thì, dưới tác dụng của androgen, một số tóc tơ biến đổi thành tóc dài và đen, trong khi đó một số tóc dài ở đầu lại thu nhỏ lại thành tóc tơ, và ở một số người sau giai đoạn này có thể xuất hiện rụng tóc kiểu hói. Ở ngoài, các nang lông ở các vị trí khác nhau ở mức độ nhạy cảm với androgen khác nhau. Các nang tóc ở phía trước của đầu nhạy cảm với androgen trong khi các nang tóc ở vùng chẩm lại không do đó ít bị rụng tóc androgen ở vùng này. Khi tóc ở vùng chẩm được cấy ghép vào vùng trán nó vẫn giữ nguyên đặc tính này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì ngược lại, chẳng hạn như tóc ở vùng đầu khi cấy ghép vào vùng lông mày nó lại mang các đặc điểm của tóc ở vùng lông mày nhiều hơn so với vùng đầu.

2.3. Chu kỳ phát triển nang lông trưởng thành

2.3.1. Giai đoạn phát triển (Anagen)

Giai đoạn anagen là giai đoạn hình thành sợi tóc. Giai đoạn này được chia làm 6 tiểu giai đoạn và có thể kéo dài vài năm. Khởi đầu giai đoạn này là sự gia tăng các tế bào nhú bì được tạo ra từ một dòng tế bào của lớp vỏ trung bì bao quanh. Các tế bào vỏ trung bì này cũng được tái sinh sau khi phần thấp của nang lông bị loại bỏ. Chất nền ngoại bào cũng được tăng sinh trong giai đoạn này. Điều này làm tăng gấp đôi kích thước của nhú trung bì và độ dày của sợi lông tỉ lệ thuận với kích thước của nó. Mức độ đối xứng trục trong chân lông xác định độ cong của sợi long. Nhú bì gửi các tín hiệu đến các tế bào mầm xung quanh, những tế bào mà gần với nhú trung bì thì đặc trưng cho số phận của nó. Khi các tế bào mầm bắt đầu biệt hóa, chúng tạo thành tiền thân của các thành phần khác nahu của nang lông. Khi di chuyển lên phía trên các tế bào này sẽ trải qua quá trình biệt hóa, biểu hiện  các tập hợp keratin xác định để hình thành nên 7 lớp khác nhau của nang lông. Lớp vỏ ngoài là lớp ngoài cùng của phần biêủ mô của nang lông và lớp này không có nguồn gốc từ các tế bào mầm như các lớp khác và là phần cố địnhn của nang lông.

Xem thêm:  Bài 25: Nhiễm Chlamydia trachomatis sinh dục - Tiết niệu ở người trưởng thành

2.3.2. Giai đoạn thoái hóa (Catagen)

Sau khi phát triển hoàn chỉnh, nang lông sẽ bước sang giai đoạn thoái hóa (catagen). Giai đoạn này được chia làm 8 giai đoạn nhỏ và kéo dài trong khoảng 2 tuần ở người và không phụ thuộc vào vị trí cũng như loại lông. Khởi đầu của giai đoạn này đặc trưng bởi sự giảm khoảng 50% kích thước của nhú bì do teo của chất nền và sự di chuyển của các tế bào ra xung quanh. Đồng thời, các tế bào sắc tố cũng giảm sinh sắc tố. Cuối cùng, các tế bào mầm dừng hạot động phân bào và các tế bào tiền thân của sợi tóc ngừng biệt hóa. Lúc này nang lông di chuyển lên trên và xuất hiện một bao biểu mô bao lấy đáy của nang lông. Các sợi catagen không có sắc tố. Ở đầu gần của nang lông lúc này xuất hiện một cấu trúc riềm bàn chải do tập trung dày đặc các tế bào  sừng không nhân hướng ra xung quanh bao lông. Các cấu trúc desmosome gữa các tế bào này và mô xung quanh giữ cho sợi lông ở trong bao lông cho đến khi nó nhận được các tín hiệu để di chuyển lên trên. Khi nang lông di chuyển lên trên, phần nhú bì vẫn nằm ở lớp mô mỡ dưới da sẽ tách ra khỏi hành lông và ngăn cách với nang lông bởi một màng biểu mô trong suốt. Hiện tượng chết theo chương trình của các tế bào màng biểu mô tạo nên một lực kéo nhú bì lên phía trung bì để lại đằng sau một dải mỏng.

2.3.3. Giai đoạn nghỉ (telogen)

Khi quá trình chết theo chương trình của màng biểu mô kết thúc, nhú bì được kéo lên sát với nang lông và mầm lông thứ phát thì nang lông cũng bước sang giai đoạn telogen. Giai đoạn này ở người kéo dài có thể lên tới 3 tháng. Quá trình chuyển đổi từ giai đoạn telogen sang anagen có sự đóng góp quan trọng của các tế bào trung biểu mô và các yếu tố khác nhau như WNT, SHH,… Trong giai đoạn này, phần hành lông không có hoạt động gì diễn ra tuy hiên ở cuối giai đoạn, các tế bào mầm lông nhận được tín hiệu từ nhú bì và bắt đầu các hoạt động phiên mã để khởi động cho giai đoạn anagen. Môi trường xung quanh nang lông cũng đóng góp vai trò nhất định trong chu kỳ lông. Sau khi hoạt hóa các tế bào mầm, các tế bào mầm sẽ tạo ra mầm tóc và các lớp đồng tâm của nang lông theo hướng đi lên, trong khi đó hành lông sẽ tạo ra lớp vỏ ngoài theo hướng đi xuống. trong suốt giai đoạn anagen, sự tăng sinh của tế bào mầm không đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng mà có sự hỗ trợ của các tế bào tiền thân từ hành lông di chuyể vào.

2.3.4. Giai đoạn rụng lông (Exogen)

Giai đoạn exogen diễn ra vài tháng trước khi lông rụng.Ở giai đoạn này các sợi lông lỏng dần ra và rụng. Ở người, quá trình rụng tóc diễn ra trước khi bước vào giai đoạn anagen.

Số lượng 5.000.000; da đầu 100.000

Mật độ trung bình

Sơ sinh: 1135/cm2

20-30 t: 615/cm2

30-50: 485/cm2

70-80: 435/cm2

Da đầu: 330/cm2

Thời kỳ phôi thai Bắt đầu ở tuần thứ 9 ở vùng lông mày, môi trên

Tuần 16 các nang tóc đã được hình thành

Phân bố Anagen: 85-90%

Telogen: 10-15%

Catagen: <1%

Thời gian của các giai đoạn

Anagen: 2-6 năm

Catagen: 2-3 năm

Telogen: 3 tháng

Estrogen kéo dài giai đoạn anagen, thyroxin thúc đẩy sựu phát triển, corticosteroid khởi phát anagen

Tổng số chu kỳ 10-20
Tốc độ rụng  (da đầu) 100-200 sợi/ngày
Tốc độ phát triển 0,35mm/ngày, 1cm/tháng

Estrogen làm tóc mọc chậm

Androgen làm tóc mọc nhanh và to

Đường kính trung bình Tóc nơ: <0.03 mm

Tóc vĩnh viễn: >0.006

Sắc tố Tóc đen: eumelanin

Tóc vàng: pheomelanin

Tóc bạc Thường xuất hiện ở tuổi 30 đến 50 tuổi khoảng 50% người có 50% tóc bạc

 

2.4. Cấu trúc nang lông

Nang lông gồm 3 phần: sợi lông, lớp áo trong và lớp áo ngoài. Sợi lông gồm 3 thành phần: phần hủy, phần vỏ và lớp cutin bao bọc bên ngoài. Xung quanh sợi tóc được bao bọc bởi 3 lớp đồng tâm tạo thành lớp áo. Áo trong gồm có 3 thành phần tính từ trong ra ngoài là: lớp cutin, lớp Huxley và lớp Henle. Lớp vỏ trong này bị phân hủy bởi các protein tiêu enzym ở phần cổ nang lông do đó đến vị trí này sợi lông không còn được lớp vỏ trong bao bọc nữa. Lớp vỏ ngoài có nguồn gốc biểu bì, nó gồm 2 thành phần là màng đáy và lớp dưới màng đáy. Ở nang lông trưởng thành, mầm lông nằm dưới cùng bao bọc lấy nhú trung bì.

2.5. Tế bào gốc nang lông

Ở giai đoạn telogen, một mầm tóc thứ cấp được hình thành ngay trên nhú da nhưng dưới hành lông. Các tế bào này có khả năng di chuyển trở lại hành nhân và duy trì các đặc tính của tế bào gốc. Phần nhú bì và phần vỏ trung bì có chứa một nhóm tế bào gốc trung mô. Trong điều kiện bình thường, các tế bào này rất ít phân chia nhưng biểu hiện gen của nó rất thay đổi trong suốt chu kỳ lông. Nếu đặt ở môi trường thích hợp các tế bào nhú bì có khả nằng biệt hóa thành tế bào tạo xương, tế bào tạo máu…Ngoài khả nằng biệt hóa, tế bào nhú bì còn có khả năng cảm ứng. Phân lập và nuôi cấy tế bào nhú bì có thể tạo ra một nang lông có chứa các tế bào mầm.

2.6. Vai trò hormon trong phát triển nang long

Ngoài tác động của các yếu tố tại chỗ, chu kỳ nang long còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như hormon, dinh dưỡng, môi trường. Nang lông có chứa các yếu tố tác động lên quá trình tổng hợp và chuyển hóa của một số hormon và peptit não. Androgen được cho là tác nhân chính điều hòa chu kỳ nang lông. Nồng độ androgen tăng cao ở tuổi dậy thì có tác dụng biến đổi lông tơ thành lông dài ở những vùng phụ thuộc androgen gồm lồng mép, lông nách và lông mu. Vai trò của androgen trong chứng rậm lông và rụng tóc kiểu hói đã được chú ý. Tuy nhiên, androgen không phải là yếu tố điều hòa quan trọng duy nhất trong chu kỳ nang lông. Bởi vì ở những cá thể mà thiếu receptor của androgen thì tóc và lông tơ vẫn phát triển bình thường. Hơn nữa, nang lông ở các vùng khác nhau có mức độ nhạy cảm với androgen khác nhau. Androgen tác động lên chu kỳ nang lông thông qua việc tác động lên các yếu tố điều hòa trong mỗi nang lông.

2.7. Chức năng của tóc

2.7.1. Chức năng của sợi tóc

Trong giao tiếp và hấp dẫn giới tính

– Ngụy trang

– Bảo vệ

– Cảm giác

– Điều nhiệt

– Vị trí đỗ của tuyến bã, tuyến mồ hôi…

– Bài tiết và thải độc.

2.7.2. Chức năng của nang lông

Hình thành, bao bọc và neo giữ sợi lông

– Nguồn cung cấp tế bào gốc

– Nguồn cung cấp tế bào Langerhans

– Cảm giác

– Tạo ra tuyến bã, tuyến mồ hôi…

3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÓNG

3.1. Hình thành móng

Mầm móng bắt đầu từ tuần 8 của thai kì, ban đầu là một khía ngang của măjt lưng đầu ngón xa. 4 tuần tiếp theo khía này gần hơn, xâm nhập xuống dưới và cuối cùng nhập vào với nếp móng gần. Tuần thứ 16 mầm mống của đơn vị móng được tạo thành. Bản móng phủ hoàn toàn giường móng ở tháng thứ 6. Tăng trưởng móng được đo theo chiều dọc của móng từ 1 điểm tham chiếu đến bờ tự do của bản móng hoặc theo dõi sự vận động của rãnh ngang ở đỉnh của liềm móng (lunula) theo thời gian khối móng được sinh ra trong một miếng móng được cắt ra trong một thời gian cũng được tính. Khi có sự kiện toàn thân hoặc chấn thương tại chỗ làm rối loạn sự phát triển của móng trong thời gian ngắn nhất, rãnh ngang này sẽ xuất hiện và phát triển ra ngoài. Dấu hiệu này gọi là Beau’s line được mô tả lần đầu tiên bởi bác sĩ tim mạch ở Pari trên những bệnh nhân thương hàn giai đoạn hồi phục. Nhiều tình trạng sinh lý, bệnh lý, thuốc làm ảnh hưởng sự phát triển của móng. Sự giảm phát triển của móng đôi khi giải thích sự dày đáng kể bản móng cái mà phát triển lạc trục đến nỗi bản móng tích tụ lên phía trên thêo chiều dày của móng cũng như thoe chiều dọc của móng.

Cấu tạo cơ bản gồm 3 lớp:

– Đĩa móng (nail plate): cấu tạo bởi lớp sừng, phát triển liên tục, có màu hồng.

– Giuờng móng (nail bed).

– Mầm móng (matrix).

Ngăn cách giữa cơ quan móng và xương là mạng lưới xơ (không có phần mềm, nang lông tuyến bã), vì thế vi khuẩn nào từ đây có thể dễ dàng lan vào xương gây ra tình trạng viêm xương tủy so với các vùng khác. Bản móng được bao quanh bởi 3 bờ của nếp móng ( hai bờ bên, một đầu gần). Đầu gần nếp móng cấu tạo bởi 2 lớp có tác dụng bảo vệ phần này khỏi chấn thương, dịch, vi khuẩn. Mặt lưng của đầu này liên tiếp với da của ngón tay trong khi mặt bụng liên tiếp với matrix móng. Cuticle là phần biểu bì mỏng của đầu này có tác dụng chống thấm, chấn thương vùng này sẽ dễ gây viêm nếp mỏng, ngược lại viêm nếp mỏng sẽ gây cản trở việc tạo thành cuticle. Viêm nếp mỏng cũng có thể phá vỡ matrix và thay đổi sựu hình thành bản móng. Nếp gần của móng cũng tạo cái khuôn để mọc móng, hình thành nên cấu trúc tương đối mỏng. Trục dọc của móng được hình thành bởi nếp bên của móng cái mà ép bản của móng từ mỗi bờ bên và tham gia vào đội cong của bản móng. Cạnh bên của giường móng tạo thành rãnh sâu. Những rãnh sâu này giúp gắn móng vào tổ chức mềm ở dưới, và cũng giống như đầu gần nếp móng và và cuticle tạo thành bờ viền của móng. Cấu trúc bao quanh các nếp móng gồm: đầu gần matrix, đầu xa giường móng và đầu trung giang. Lunula (phần sáng nửa mặt trăng hay gọi là liềm móng) thường rõ ở ngón cái phân ranh giới giữa matrix và giường móng. Lunala thường ít thấy ở ngón khác là do bị đầu gần của nếp móng che. Lunula thường bị che lấp ở các ngón chân cũng vì lý do trên là do ngón chân có chức năng bảo vệ hươn ngón tay. Bản móng lên tiếp với matrix, trong khi giường móng đại diện cho cấu trúc hỗ trợ phía dưới. Phần dọc của mạng lưới khía nhăn nheo trong giường móng làm tăng diện tích bề mặt của các phần gắn vào mặt trung tâm của móng. Sự tăng cường dính giữa các bề mặt này và khả năng của bờ tự do của móng được sử dụng như cái đòn bẩy không làm bẩy móng hoặc đau. Mô bệnh học của giường móng và matrix bình thường không có lớp hạt. Sự xuất hiện lớp hạt ở những phần này là dấu hiệu bệnh lý, như là thay đổi tính chất của giường móng kết hợp với dày sừng dứơi móng. Móng liên hệ chặt chẽ với xương đót ngón xa và protein quy định hình thái xương cúng đóng vai trò quan trọng trong hình thái học của 2 cấu trúc trên.

Mạch hỗ trợ cho đầu ngón gồm 2 động mạch mu bên và 2 động mạch trung tâm bên. Chúng có hình dạng quanh co và thiếu lớp chun vì thế giúp chúng chịu được vận động xoay và các vận động khác. Sự liên lạc của các mạch máu trên đặc biệt từ đầu xa tới đám rối giữa nếp ngón gần và tủy xương đốt ngón. Đám rối tủy nằm trong cái hốc giữa ngón xa và bờ của khớp gian đốt xa. Trong môi trường lạnh dẫn tới co thắt tiểu động mạch, chỗ nối mạch tĩnh mạch trong cơ quan glomus (cung cấp đủ máu cho dầu ngón). Cơ quan này được bọc trong cấu trúc hình oval có tế bào cơ trơn giãn ra khi tiếp xúc với lạnh. Những cấu trúc này trội hơn ở tổ chức dưới móng cái mà xuất hiện trong glomus tumor (tăng sản lành tính tế bào glumos). Ở nếp gần móng tay, mao mạch tạo thành hình kẹp tóc, mao mạch này mỏng hơn hướng ly tâm, dày hơn ở hướng hướng tâm. Mạch máu ở giường máu cũng tương tự nhưng ít dạng kẹp tóc hơn. Dermoscopy có thể đánh giá được tình trạng mạch máu ở đầu ngón. Thay đổi mạch máu nếp gần của móng thường gặp trong bệnh tổ chức liên kết tự miễn hoặc huyết khối. Thần kinh chi phối cho đầu ngón phân bố theo động mạch cung cấp. Thần kinh ở đây rất nhiều vì nó có vai trò quan trọng trong thu nhận cảm giác, xúc giác, nóng lạnh. Chức năng của các đầu mút thần kinh này có thể bị tổn hại do chấn thương nhỏ hoặc phù cân cơ cái mà bọc ngón chân và ngón tay.

3.2. Mạng lưới móng (nail matrix)

Ranh giới cấu trúc của matrix dễ dàng nhìn thấy được khi tổ chức dưới móng được nhìn thấy trong suổt quá trình phẫu thuật. Matrix chia làm 2 vùng: vùng đầu gần nhạt màu, đầu xa hồng hơn. Phần lunula (liềm móng) hình nửa mặt trăng ngăn cách giữa matrix và giường móng. Phần bên của matrix bị giới hạn trong nếp móng bên. Ở đầu gần matrix kéo dài đến tận điểm uốn của nếp móng gần. Trái với các tế bào sừng ở biểu bì, các tế bào của matrix to hơn và có tỉ lệ sinh sản cao hơn.

Matrix móng gồm 3 phần: mặt bụng của nếp ngón gần tạo phần trên của bản móng, phần matrix cổ điển quy định phần giữa bản móng, phần giường móng quy định phần thấp nhất của bản móng. Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng nguyên nhân hoặc Ki67 chỉ ra rằng hoạt động tăng trưởng tối thiểu ở giường móng nhưng đáng kể ở matrix. Nửa đầu gần matrix sinh ra 80% bản móng. Do vậy, khi phẫu thuật hoặc sinh thiết vào vùng trên gây ra teo móng hơn là khi can thiệp vào đầu xa matrix móng. Tế bào móng di chuyển theo hướng từ gần đến xa và xiên theo trục trong suốt quá trình tăng trưởng và biệt hóa. Phần gần của matrix sinh ra mặt lưng của bản móng, phần xa sinh ra mặt bụng. Bất thường đầu gần sinh ra rỗ móng hoặc khía dọc, trong khi ở đầu xa sinh ra trắng móng.

3.3. Tế bào hắc tố tại móng

Tế bào hắc tố được tìm thấy trong matrix móng nhưng không thấy trong giường móng. Tăng sắc tố ở giường móng cái mà được phân tách ra từ nếp móng và matrix móng không có nguồn gốc từ tế bào hắc tố., có thể từ ngoài vào như là di căn melanoma. Tế bào hắc tố thường thấy ở đầu xa matrix, thường ở trên hoặc ở lớp đáy, phản ứng sự biểu lộ phân tử kết dính, điều hào tương tác giữa tế bào hắc tố và tế bào sừng. Phân bố của melanin trong bản móng đó là dải tăng sắc tố gọi là longitudinal melanonychia. Biểu hiện có nhiều loại, mật độ và độ rung phụ thuộc vào căn nguyên. Nhiều vệt longitudinal melanonychia là do hoạt hóa của tế bào hắc tố ở mitrix của móng, thường tìm thấy ở những người có sắc tố đen và bởi chấn thương hoặc viêm matrix. Ngược lại, ở người da sáng hoạt động của tế bào hắc tố thường nằm im vì thế khi có biểu hiện trên (nhất là dài tăng sắc tố khu trú ở người lớn) cần phải sinh thiết matrix móng để loại trừ melanoma.

3.4. Chức năng của móng

– Bảo vệ ngón xa khỏi chấn thương

– Đảm bảo chính xác khi sự chạm của ngón và đối tượng.

– Công cụ trong lao động, làm việc.

– Trang điểm.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS.TS.Lê Hữu Doanh)

Xem thêm:  Bài 103: Rụng tóc androgen