duitnow casino

Bài 108: U ở móng

U Ở MÓNG

(Nail tumor)

1. U LÀNH TÍNH Ở MÓNG

1.1. U nhầy (mucous cyst)

U nhầy thường gặp vùng da mặt lưng đốt ngón xa, phía trên nếp da gần gốc móng, ở người già, đặc biệt là ở phụ nữ. Biểu hiện lâm sàng là khối u chắc, giới hạn không rõ ràng, dạng vòm, màu da bình thường. Số lượng thường ít; chỉ ở một ngón. Khối u phát triển chậm. Tùy theo kích thước và vị trí của u nhầy mà nó có thể là nguyên nhân làm biến dạng móng, như tạo rãnh lõm dài ở bản móng và mầm móng, đội bản móng lên hoặc có những u quanh móng. Khoảng 30% các trường hợp u nhầy xuất hiện ở mầm móng và giường móng, gây sưng, tạo thành u ở nếp trên móng, làm tăng bề cong của móng và nhiễm màu tím ở sàn móng gây tình trạng giả ngón tay dùi trống.

Mô bệnh học biểu hiện là hình ảnh giả u nhầy, với sự giải phóng thành phần gelatin và mucin trong túi cùng của móng. Khoảng 80% thương tổn có liên quan với khớp xa của ngón tay, có thể nhìn thấy sau khi tiêm nội khớp bằng dung dịch xanh methylen vô khuẩn.

Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổ chức u. Tuy nhiên, tổn thương có thể tái phát.

1.2. U xơ ở móng

U xơ ở móng biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. U xơ sừng ngón mắc phải là loại u xơ thường gặp nhất. U xơ có thể xuất hiện từ nhỏ trong mô quanh móng và dạng điển hình của nó là hình nhánh tỏi. Nó cũng có thể xuất hiện ở vùng sâu, tụt vào đến rãnh gần, tạo ra khối u nhỏ dạng xúch xích. Nếu nguồn gốc của nó trong phần trung tâm của mầm móng, nó sẽ tăng trưởng về phần trong của bản móng. Ngược lại những u xơ sừng sinh ra từ giường móng sẽ biểu hiện bởi những nhú dài của móng, dưới vùng đó xuất hiện vùng giảm sản móng.

Khối u của Koenen là đa u sợi của hệ móng, thường xuất phát từ nếp gần và nếp bên. Đó là những cục tròn hoặc nhú gai, gặp ở 1/3 số bệnh nhân bị u xơ của Bourneville. Khi số lượng của các u này rất nhiều, nó có thể phá hủy dần hệ móng. Đó có thể là dấu hiệu lâm sàng duy nhất của bệnh. Những thay đổi của bản móng sẽ là những lõm dài, lệch trục và bao phủ toàn bộ bản móng bởi những khối u. Khi nó xuất hiện ở dưới móng, ít hay nhiều, cũng có nguy cơ mắc u mầm móng.

U xơ mầm móng hiếm gặp. Nó hình thành lên một cục ở mầm móng và nhú ở bản móng hoặc sự biến dạng kiểu tăng bề cong của móng. Trên mô học, phần chất nền của nó giống với chất nền trong u mầm móng.

Khoảng 1/3 u xơ nhầy bề mặt đầu chi xuất phát ở hệ móng, đó là những tổn thương tăng trưởng chậm, gây biến dạng ngón, đặc biệt khi nó có nguồn gốc từ giường móng.

1.3. U cuộn mạch (glomus tumor)

Loại u này rất hiếm gặp, được biết đến rõ nhất là u dứơi móng. Nó xuất hiện ở đầu ngón hoặc ở mô dưới móng. Đặc trưng bởi đau dữ dội, theo nhịp mạch đập, có thể gây ra hoặc làm nặng hơn bởi chấn thương kín đáo hoặc lạnh. Để một cục nước đá vào ngón tay có thể khởi phát đau lan đến vận tại. Đau khi sờ bởi một vật mềm (dấu hiệu Love) giúp xác định vị trí của u, cái mà bình thường không nằm ở vị rí chính xác, khi đó sẽ nhìn thấy đốm đỏ xanh ở bản móng. Đôi khi phim chụp chỉ ra hình ảnh tiêu xương, nhưng phải trên chụp MRI chất lượng cao mới xác định chính xác vị trí của khối u.

1.4. U xuất phát ừ xương, sụn

1.4.1. Chồi xương

Chồi xương thường xuất hiện ở vùng cạnh bên trong của ngón chân cái. Biểu hiện lâm sàng là những khối u cứng, đẩy bản móng lên. Chồi xương có thể xuất hiện do chấn thương lặp đi lại ở những người khiêu vũ cổ điển. Tuy nhiên, tổn thương cũng có thể xuất hiện ở các vùng của móng và làm lệch trục, loạn dưỡng móng gây ra viêm quanh móng hoặc móng rụt. Hiếm khi gặp ở hiện tượng chồi xương ở ngón tay. Cần phân biệt với can xương sau gãy ở ngay đốt cuối, giống như một lồi xương dưới móng.

Xem thêm:  Bài 13: Vảy phấn đỏ nang lông

1.4.2. U xương sụn (osteochondrome) dưới móng

U xương sụn biểu hiện lâm sàn giống với hiện tượng chồi xương. Triệu chứng cơ năng thường đau và thay đổi trên X quang giống như lồi xương. Ngay sự khác biệt trên mô bệnh học cũng rất ít, đội khi rất khó phân biệt.

1.4.3. Hội chứng chồi xương di truyền

Chồi xương di truyền có thể xuất hiện ở các đốt xa của các ngón tay. Tuy nhiên, hiện tượng này hiếm. Tiến triển giống như những thương tổn trong chồi xương mắc phải, lâu ngày có thể dẫn đến khả năng mất móng. Ngoài ra, có thể gặp hiện tượng xương ngừng phát triển, nhất là sau khi điều trị phẫu thuật tổn thương ở xương.

1.4.4. U màng sụn

U màng sụ là u thường gặp nhất trong những u xương ở bàn tay. Hiếm gặp ở đốt ngón xa. Tổn thương gây đau tăng dần. Sự phát triển chậm khối u có thể làm tăng kích thích của đốt xa với những thay đổi tương ứng ở ngón: ngón dùi trống, viêm quanh móng, u dưới móng đẩy móng lên. U phát triển dẫn đến tình trạng mất xuóng và gãy xương bệnh lý.

1.4.5. Hội chứng MAFUCCI

Bệnh màng xương với nhiều u máu dứơi mô mềm, gây biến dạng trầm trọng của đốt xa dẫn đến những khối u và biến chứng loạn dưỡng móng tương ứng.

1.4.6. U tế bào khổng lồ xương

U tế bào khỏng lồ ở xương gây đau, có thể xâm nhập vào đốt xa, hình thành phát triển từ vùng màng xương, tạo ra khối u lớn gấp 2-3 lần đường kính ban đầu. Tiến triển lâu ngày có thể gây gãy xương bệnh lý.

1.4.7. U nguyên bào sụn (chondroblastome)

u dưới móng gây đau ở đốt xa. Ngón chân hoặc ngón tay sưng, có thể gây mất móng. Trên X quang biểu hiện khối u lan tỏa và calci hóa một phần ở đốt xa. Mô bệnh học cho phép chẩn đoán phân biệt u này với những thương tổn xương sụn khác.

1.5. Một số u hiếm gặp

– Qúa sản phẩm sinh của nếp bên: móng ở ngón chân cái có thể chịu một u củ nếp bên ngay từ năm đầu.

– Naevus biểu bì dạng dải và dạng hạt cơm: làm thành những sẩn sùi dạng hạt cơm ở cạnh móng, đôi khi làm cho bề mặt bản móng sẩn sùi khi tổn thương lan đến mặt sâu của nếp trên móng.

– U nhú dưới móng của Heller: do sự tăng sừng dưới móng ở phần xa. Thương tổn thường đi kèm với dải đỏ dài theo trục xuốngg. Cần phân biệt với u ác tính dưới móng, đặc biệt là bệnh Bowen.

– U rối loạn sừng dưới móng dạng hạt cơm: tổn thương là nhú dài ở bản móng, kèm theo có thể có xuất huyết dưới móng hoặc dát đỏ dọc theo móng. Tổn thương dạng hạt cơm, cứng khu trú ở rãnh bên của ngón tạo thành nhú sừng.

– Nang dưới móng hay gần bản móng: xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương ở lớp biểu bì (nang biểu bì), ở vùng mầm móng (nang mầm móng), hoặc vùng giường móng (nang onycholemmique). Nang dưới móng xuất hiện sau phẫu thuật móng để chèn ép đến xương làm mòn xương.

– U tuyến mồ hôi (porome eccrine): xuất hiện ở dưới ngón hay ở đầu ngón. U ống tuyến mồ hôi dạng sụn (syringome chondroid) có thể làm biến dạng ngón chân cái, trên X quang có những tổn thương tiêu xương.

– U mầm móng (onychomatricome): Bốn dấu hiệu lâm sàng có thể giúp cho chẩn đoán là: 1) Dài dọc theo trục móng thường có màu vàng, bề ngang có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước khối u; 2) U thẫm màu dạng vùng gốc móng; 3) Thay đổi bề mặt móng, thường bản móng cong lên theo chiều ngang; 4) Khi phát triển u có thể xuất hiện dưới móng ở bờ tự do.

Xem thêm:  Bài 23: Bệnh lậu

– Bệnh xơ ngón ở trẻ nhỏ: những u cứng hoặc có tính chất đàn hồi, nhẵn, tròn, hình vòm, màu đỏ, nằm ở mặt lưng hay mặt trục của ngón chân, ngón tay. Tuy nhiên, thường không gặp ở ngón tay, ngón chân cái. Bệnh xuất hiện từ nhỏ nhưng lại rất hiếm gặp ngay sau sinh. Bệnh thường gặp nhiều ở thanh niên hoặc ở tuổi trưởng thành, tiến triển tự nhiên, có thể giảm dần và ổn định.

– Sẹo lồi: ít gặp ở hệ thống. Hiện tượng này có thể xuất hiện sau khi đốt điện phá hủy mủn các tổn thương quanh móng và dứơi móng, nhất là ở những trường hợp có cơ dịa sẹo lồi.

– U mạch: hiếm gặp ở hệ móng, đặc biệt là u máu ở trẻ nhỏ.

– Dị dạng tĩnh mạch nguồn gốc từ xương hoặc mô mềm dẫn đến phì đại vùng hoặc ngón tay dùi trống.

– Dị dạng động-tĩnh mạch có thể là do mắc phải, biểu hiện là nhữung mảng xanh tím hoặc nâu, trên lâm sàng khối u gần giống với hình ảnh của sarcome kaposi. Siêu âm màu phát hiện tình trạng nối thông mạch. Rò động-tĩnh mạch thường là những nang xương phình dẫn đến nang rộng, nhanh, đau đốt xa ở người trẻ. U loạn sản phôi ngoại tiết dạng u mạch (hamartome eccrine angiomateux) khu trú dưới hoặc quanh móng đã được báo cáo. Tổn thương nâu đỏ, đau. Nó được cấu tạo nên từ tuyến ngoại tiết trong chất đệm giàu mạch máu.

– U sừng mạch giới hạn (angiokeratome circonscrit) đôi khi gặp ở mặt lưng của ngón dưới dạng cục tím sẫm hoặc đen. Angioleiomymoe biểu hiện như là khối u cứng chắc ở cùng dưới móng hoặc móng vùng dưới móng.

– Calci háo dưới móng: đôi khi biểu hiện là cục dưới móng làm thiểu sản móng. Nút calci háo đôi khi xuất hiện từ nhỏ, phát triển chậm dưới dạng những cục chắc, trắng vàng, hơi sần sùi, ở bờ bên của ngón chân hoặc ngón tay. Chụp phim X quang phát hiện các khối tỷ trọng cao, do nhiều mảnh calci sát cạnh đốt xa dẫn đến sự gia tăng và biến dạng móng.

– Các u hiếm gặp khác:

+ U lympho dưới móng hoặc ở đầu ngón: rất hiếm gặp.

+ U mỡ nằm ở dưới bản móng hoặc trong nếp móng có thể sẽ lan rộng gây ra giả ngón dùi trống của đốt xa đồng thời gây loạn dưỡng móng, đôi khi còn có sưng đau của đốt xa.

+ Amylosis: biểu hiện sự tăng trưởng mạnh dạng u nhú bao phủ toàn bộ móng trong bệnh phù niêm trước xương chày. U nhú dưới móng là một dấu hiệu rất rõ của amylose hệ thống.

+ U xơ thần kinh rất hiếm gặp ở hệ móng. Nó thường đơn độc, một cục hoặc một khối giống như u xơ móng làm biến dạng bản móng dẫn đến biêủ hiện giả ngón dùi trống hay loạn dưỡng. U thần kinh (neuromes) thường xuất hiện sau chấn thương ở tất cả các cấu trúc của hệ móng, biểu hiện là u rất đau, nhất là khi va chạm hoặc biểu hiện là u nhú dưới móng khi u thần kinh nằm ở mầm móng hoặc giường móng.

+ U thần kinh pacinien của đốt xa sẽ làm hạn chế gấp ngón. perineuriome biểu hiện ở vùng dưới ngón bởi tình trạng giả ngón tay dùi trống ở một ngón hoặc dưới dạng cục đỏ, tròn, kích thước dạng chấm, giới hạn rõ trong vùng dưới móng xa.

2. U ÁC TÍNH Ở MÓNG

2.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy

Đây là loại ung thư da hay gặp nhất, chiếm khoảng 75% các loại ung thư da. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, biểu hiện là khối u nhỏ, ở vùng da hở, thâm nhiễm cứng, màu da bình thường hay có hiện tượng tăn sắc tố, có thể loét, dễ chảy máu. Ung thư tế bào đáy hiếm gặp nhất ở hệ móng. Đôi khi, nó bị che chắn bởi một tình trạng viêm quanh móng mạn tính, đau, thường có u hạt. Phần lớn các trường hợp ở ngón tay.

Xem thêm:  Bài 120: Bệnh xơ củ

2.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy

Là loại u tính xuất phát từ các tế bào sừng của thượng bì. Ung thư tế bà vảy chiếm khoảng 20% các loại ung thư da, đứng thứ hai sau ung thư tế bào đáy. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ, các tế bào ung thư có thể di căn xa. Mức độ di căn tùy thuộc vào kích thước, độ dày và vị trí của thương tổn. Ung thư tế bào vảy cũng thường gặp ở hệ móng. Tổn thương đa dạng, xâm lấn, thường tiến triển hình thành các nút sừng, có thể loét ra và tiến triển đến u hạt sinh mủ. Ở giai đoạn đầu thường dễ bỏ sót.

2.3. Keratoacanthoma (KA) ở đầu ngón

Phát triển nhanh. Đây là u lành tính, đau, thường đơn độc, dạng đa u hiếm gặp. Đặc điểm lâm sàng điển hình mô tả như một nút sừng. Hiếm khi gây phù nề lan tỏa ở hệ móng. Đau có thể do ăn mòn đốt xương cuối. Xu hướng tự thoái triển rất ít xảy ra với keratoacanthoma da. Keratoacanthoma đầu xa ngón thường tiến triển theo chiều dọc trong khi keratoacanthoma ở da có xu hướng lan theo chiều ngang.

2.4. Bệnh Bowen

Bệnh Bowen được coi là ung thư tế bào vảy tại chỗ. Biểu hiện lâm sàng là vùng da hơi lồi cao, bờ khúc khuỷu, giới hạn không rõ ràng, trên có vảy da. Bệnh thường gặp ở những người bị nhiễm độc arsenic mạn tính, do vậy bệnh nhân thường có các biểu hiện khác kèm theo như dày sừng lòng bàn tay, bàn chân hay các u ác tính ở một số các cơ quan nội tạng. Tổn thương ở móng làm thay đổi hình dạng của móng, tăng sừng dưới móng, đôi khi giống như mụn cóc. Dạng giả u xơ sừng hiếm gặp hơn. Nhiều trường hợp biểu hiện lâm sàng là tình trạng tăng sắc tố. Do vậy, để chẩn đoán xác định cần làm xét nghiệm mô bệnh học đối với những trường hợp nghi ngờ.

2.5. U hắc tố

Thường bắt đầu bởi những đốm nhiễm sắc không rõ ràng hoặc melanochie dạng dải dài. Tuy nhiên 1/4 trường hợp u hắc tố lại không có sắc tố đặc trưng. Theo thời gian, chúng hình thành lên những cục có đặc tính của u hạt sinh mủ với bề mặt rỉ nước. Khi u hắc tố nằm ở bên cạnh, nó có thể giống như một móng thụt. Xét nghiệm mô học tất cả các khối có rớm máu là bắt buộc.

2.6. U ác tính của tuyến mồ hôi ở hệ móng

Đây là bệnh lý rất đặc biệt. Biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và chẩn đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh học. Khối u này xuất hiện như một cục loét hoặc khối tăng nhạy cảm. Bệnh nhân thường đau khi đi lại.

2.7. U ác tính khác ở móng

Những sarcome hiếm gặp khác ở móng thường gây đau, phát triển kính đáo. Tùy theo từng loại mà có biểu hiện khác nhau.

2.8. U ác tính khác

Sarcome xơ của Darrier-Ferrand là ngoại lệ ở đốt xa. Tổn thương là cục tròn cứng, có tính chất đàn hồi, phát triển tương đồng với sự tăng trưởng của bản móng.

Sarcome Kaposi thường gặp ở ngón chân. Dạng kinh điển là những khối u màu xanh hơi nâu ở bàn chân và ngón chân, phát triển dần dần bao phủ bàn móng. Trong hội chứng Kaposi ở BN HIV dương tính, khối u thường lan tỏa hơn.

Tổn thương móng do ung thư di căn ở hệ móng và đầu chi. Thường có biể hiện đau vì phần lớn các trường hợp có xấm lấn vào xương. Giả ngón dùi trống ở một hoặc nhiều ngón với màu đỏ sẫm và viêm quanh móng đi kèm với loạn dưỡng móng là những dấu hiệu thường gặp. Cầm tìm các khối ung thư nguyên phát. Ung thư phế quản là u nguyên phát thường gặp nhất (khoảng 50% trường hợp). Ngoài ra, nhiều khối u ở các cơ quan khác cũng có thể di căn đến móng (vú, thận, đại tràng,…)

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu)