duitnow casino

Bài 120: Bệnh xơ củ

BỆNH XƠ CỦ

(Tuberous Sclerosis hay Bourneville’disease)

1. ĐẠI CƯƠNG

Tuberous sclerosis (Tuberous sclerosis complex-TSC) bệnh xơ cứng củ là một bệnh lý thần kinh da dạng đặc trưng bởi các thay đổi hamartoma trong não, thận, phổi, da, tim và các cơ quan khác. Bệnh xơ cứng củ cũng đươc biết là bệnh Bourneville, tên một bác sĩ người Pháp, mô tả bệnh vào năm 1880. Nó là bệnh di truyền bởi gen trội trên NST thường. Bệnh liên quan đến đột biến 1 trong 2 gen TSC1 và TSC2. Bác sĩ Von Recklinghausen là người đầu tiên mô tả những biểu hiện vào năm 1862. Đến năm 1880, Bourneville đã mô tả chi tiết hơn và sử dụng thuật ngữ “Sclerose Tubereuse”. Năm 1908, Vogt đã mô tả tam chứng cổ điển với: U tuyến bã (adenoma sebaceum), động kinh (epilespy) và chậm phát triển trí tuệ (mental retardation).

Tỉ lệ mắc bệnh là từ 3 đến 10 người trên 100.000 dân. Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh theo giới và chủng tộc.

Các thương tổn thường bộc lộ từ 2-6 tuổi với các triệu chứng sau:

– Các khối u ở vỏ não và tim: phát triển trong thời kỳ ấu thơ.

– Dát trắng ở da: luôn có ở bất kỳ tuổi nào.

– U xơ ở mặt và móng: xuất hiện muộn hơn.

2. CĂN NGUYÊN VÀ SINH BỆNH HỌC

Căn nguyên của bệnh là do đột biến 1 trong 2 gen TSC1 và TSC2. Tỉ lệ đột biến giữa 2 gen TSC1: TSC2 là 1:1. Trong đó gen TSC1 có các đặc điểm là mã hóa cho từ 302 đến 430.  Gen TSC2 có đặc điểm mã hóa cho TSC2 (tuberin) ở vị trí: 9q34 bao gồm 1807aa và tác động qua lại với hamartin ở vị trí từ 1 đến 418.

Xem thêm:  Bài 42: Bệnh da do nấm Blastomycosis

Chỉ có một phụ huynh cần phải di chuyển các đột biến trên cho các trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp là do đột biến mới, nên thường là không có tiền sử gia đình của các bệnh nhân xơ củ.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1 Thương tổn da

U xơ mạch ở mặt (angiofibromas) xuất hiện trên khoảng 70-80% số bệnh nhân, là các sẩn giãn mạch màu da hoặc màu hồng. Vị trí của u là rãnh mũi má, má, cằm, thường xuất hiện ngay sau khi sinh, tăng dần theo tuổi.

U xơ quanh móng (periungual fibromas) xuất hiện trên khoảng 50% bệnh nhân và xuất hiện ngay sau tuổi dậy thì.

Các dát giảm sắc tố xuất hiện rải rác trên cơ thể.

Ash-leaf macules (dát hình lá màu tro) là triệu chứng đặc trưng của bệnh: xuất hiện ngay sau khi sinh, thương tổn ở vị trí thân mình và các chi, có giá trị cao giúp chẩn đoán, khi có từ 3 dát trở lên và nổi bật khi soi bằng đèn cực tím (đèn Wood).

Các mảng da nhám (shagreen patch) là các tổn thương có màu thịt, hơi nổi gồ cao trên mặt da, thường xuất hiện từ 5 tuổi trở lên hay gặp ở vị trí thắt lưng, xương cùng.

Confetti macules là những dát giảm sắc tố, kích thước nhỏ, giống hình hoa, rời rạc và đa dạng, kích thước khác nhau ở chi dưới.

Các biểu hiện khác: các dát màu cà phê sữa, bạch biến thể giọt, u xơ ở lợi.

Xem thêm:  Bài 54: Nhiễm Rickettsia

3.2. Thương tổn ở thần kinh trung ương

Biểu hiện thần kinh bao gồm các triệu chứng động kinh chiếm khoảng 70-80% các trường hợp, thường kháng với điều trị, chậm phát triển với trí tuệ, có các bất thường về hành vi như tự kỉ. Khối u ở vỏ não (chiếm khoảng 80%) xuất hiện ngay trong thời kì bào thai, tồn tại lâu dài, không chuyển thành ác tính, có thể calci hóa hoặc biến thành nang. U tế bào khổng lồ dưới màng não thất, chiếm khoảng 10%, gây tắc nghẽn dịch não tủy, tràn dịch não thất, tăng áp lực nội sọ. Co giật ở trẻ em, chiếm khoảng 20 – 30%, thường phối hợp với chậm phát triển trí tuệ. Mô bệnh học của tổn thương não thấy có nhiều các tế bào khổng lồ.

3.3. Thương tổn ở tim

Các triệu chứng ở tim thường gặp là u cơ vân, chiếm khoảng 50-70%, được phát hiện bằng siêu âm tim, là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán trước sinh. U cơ vân có thể phối hợp với suy tim ở trẻ sơ sinh, loạn tim. Không giống như những tổn thương khác trong TSC, tổn thương u cơ tim có thể tự biến mất khi lớn lên.

3.4. Tổn thương thận

Thương tổn thận chủ yếu là angiomyolipoma (u mạch-cơ-mỡ), chiếm khoảng 55-75%, là các khối u lành tính bao gồm: bất thường mạch, các tế bào mỡ, tế bào cơ trơn non, đối xứng cả 2 bên thận, phát triển bằng siêu âm, CT và MRI, dễ gây biến chứng chảy máu đe dọa tính mạng, đặc biệt khi kích thước khối u lớn hơn 3cm. Biểu hiện khác là các nang thận, thận da nang, ung thư tế bào thận.

Xem thêm:  Bài 83: Bệnh lupus ban đỏ

3.5. Tổn thương phổi

Biểu hiện là các lymphangiomyomatosis, là do sự tăng sinh bất thường của các tế bào cơ trơn ở phổi, thường gặp ở nữ và được biểu hiện bao đầu bởi khó thở hoặc tràn khí màng phổi. Sau đó có thể dẫn đến suy hô hấp.

3.6. Tổn thương ở các cơ quan khác

Mắt: có các chấm giảm sắc tố ở mống mắt.

Tiêu hóa hay gặp là polpy trực tràng (chiếm khoảng 75% các trường hợp) và u gan.

Xương: nang xương.

Suy thượng thận.

Dậy thì sớm.

4. XÉT NGHIỆM

4.1. Mô bệnh học

Các tổn thương khác nhau thì mô bệnh học khác nhau:

U xơ mạch: tuyến bã teo, xơ hóa ở trung bì, đặc biệt là quanh các mạch máu, giãn một số mao mạch.

U xơ ở móng: chủ yếu là xơ hóa, hiếm khi có giãn mao mạch.

Sagreen patch: tăng dày đặc các bó collagen, các mô đàn hồi giảm

Ash-leaf macules: số lượng tế bào sắc tố bình thường với giảm chất nhiễm sắc.

4.2. Kính hiển vi điện tử

Melanosome nhỏ hơn bình thường với thiếu sự melanin hóa.

4.3. Các xét nghiệm khác

Cần làm khi có các dấu hiệu thương tổn ở các bộ phận của cơ thể. Các xét nghiệm: X quang tim phổi, CT, MRI, điện tim đồ, siêu âm gan thận, siêu âm tim, đo chức năng hô hấp.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS.Phạm Đình Hòa)