duitnow casino

Bài 123: Dảy sừng nang lông

DÀY SỪNG NANG LÔNG

(Keratosis Pilaris)

1. ĐẠI CƯƠNG

Dày sừng nang lông (keratosis pilaris) là một bệnh da lành tính, thường gặp, có dặc điểm là dày sừng ở phễu và miệng nang lông, hình thành các sẩn nhio lên khỏi mặt da tạo cảm giác thô ráp, xù xì khi sờ. Vị trí thương tổn hay gặp ở mặt ngoài cánh tay và đùi. Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc phải. Biểu hiện có thể chỉ dày sừng nang lông đơn thuần hoặc là một trong những triệu chứng của một số bệnh da khác như bệnh vảy cá thông thường, bệnh vảy phấn hồng, viêm da cơ địa.

Bệnh thay đổi theo mùa, cải thiện về mùa hè, nặng về mùa đông, có xu hướng cải thiện theo tuổi, cũng có khi tồn tại kéo dài với những đợt thuyên giảm và vượng bệnh xen kẽ. Nhiều trường hợp thương tổn lan rộng mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.

Bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, chủng tộc, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Tuổi khởi phát của bệnh thường trong 10 năm đầu của cuộc sống, triệu chứng có thể nặng lên ở tuổi dậy thì. Tỷ lệ bệnh gặp 50-80% thanh thiếu niên và khoảng 40% ở người lớn.

2. CĂN NGUYÊN VÀ SINH BỆNH HỌC

Nguyên nhân của dày sừng nang lông chưa được biết một cách đầy đủ. Bệnh có thể do di truyền hoặc mắc phải. Người ta thấy có khoảng 30-50% bệnh nhân dày sừng nang lông có yếu tố di truyền. Những rối loạn liên quan thường gặp là bệnh vảy cá, đặc biệt vảy cá thông thường và viêm da cơ địa. Bệnh phổ biến hơn ở các cặp sinh đôi hoặc anh chị em ruột. Với những bệnh nhân thương tổn lan tỏa có sự thiếu hụt trên nhiễm sắc thể 18p.

Xem thêm:  Bài 10: Sẩn ngứa

Cơ chế bệnh sinh do sự hình thành quá mức và/hoặc sự tích tụ của keratin ở cổ nang lông tạo nên các sẩn sừng gờ cao lên mặt da trông như da gà. Các nút sừng này có thể làm cho sợi lông không nhô lên khỏi bề mặt da cuộn lại, và nằm ở phần dưới với các mảnh sừng, có thể gây ra phản ứng viêm nhẹ.

3. LÂM SÀNG

3.1. Dày sừng nang lông đơn thuần

Dày sừng nang lông biểu hiện điển hình trong thời kỳ trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi các sẩn sừng màu da hoặc đỏ đôi khi tăng sắc tố ở trung tâm nang lông với kích thước 1-2 mm tạo nên hình ảnh da sần sùi, thô ráp giống như da gà, khi sờ thấy giống như sờ vào giấy nhám, xung quanh tổn thương có thể thấy quầng đỏ do viêm. Quan sát kỹ hoặc khi cậy sẩn sừng có thể thấy cuộn lông nhỏ phía dưới bên trong do sợi lông không mọc được qua các sẩn sừng. Tổn thương riêng rẽ hoặc tập trung thành đám. Vị trí thương tổn điển hình ở mặt ngoài cánh tay, đùi, mông, thân mình, mặt, trường hợp nặng có thể lan tỏa toàn thân.

Bệnh thường gặp vào màu đông do tình trạng khô da kèm các chà xát quanh quần áo. Một số trường hợp thấy bệnh nặng hơn trong thai kỳ. Bệnh cải thiện dần theo tuổi, một số có thể tự giới hạn, ngược lại, một số tồn tại dai dẳng gây những phiền toái về thẩm mỹ.

Xem thêm:  Bài 95: Phủ bạch tuyết

Dày sừng nang lông có liên quan rõ rệt với vảy cá thông thường và viêm da cơ địa. Ngoài ra, một số tình trạng bệnh lý khác cũng có liên quan như đái tháo đường týp 1, béo phì và hội chứng Down.

3.2. Một vài biến thể của dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông đỏ (Keratosis pilaris rubra): biểu hiện đặc trưng là các sẩn sừng nang lông với dát đỏ quanh nang lông chiếm ưu thế. Vị trí điển hình ở má, trán và cổ.

Dày sừng tăng sắc tố nang lông ở mặt và cổ (Erythromelanosis follicularis facieiet colli) gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ. Lâm sàng là các sẩn sừng nang lông, dát đỏ và tăng sắc tố tại tổn thương. Vị trí hay gặp là ở má, thái dương, có thể lan rộng ra vùng trước tai và cổ. Ngoài ra, vẫn có các tổn thương dày sừng nang lông điển hình ở mặt duỗi cánh tay.

4. CẬN LÂM SÀNG

Mô bệnh học dày sừng nang lông có 3 đặc điểm là dày sừng, tăng hạt và nút sừng ở nang lông. Trung bì nông có thể có xâm nhập viêm nhẹ quanh mạch của bạch cầu lympho.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Nguyễn Thị Tuyến)