duitnow casino

Bài 126: Loại sàn thượng bì dạng hạt cơm

LOẠN SẢN THƯỢNG BÌ DẠNG HẠT CƠM

(Epidermodysplasia verruciformis)

1. ĐẠI CƯƠNG

Loạn sản thượng bì dạng hạt cơm là một bệnh hiếm gặp. Người đầu tiên phát hiện và đặt tên bệnh là Felix Lewandowsky và Wilhelm Lutz vào năm 1916.

Bệnh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể thường. Bệnh có nguy cơ cao tiến tới ung thư da. Bệnh được đặc trưng bởi tính nhạy cảm của da với virus gây u nhú ở người (huma papillomaviruses-HPV). Tình trạng nhiễm virus HPV không kiểm soát dẫn đến sự tăng trưởng của các dát, sẩn, vảy da, đặc biệt ở là ở bàn tay và bàn chân.

Virus HPV 5 và 8 được tìm thấy trong khoảng 80% các thương tổn, các loại khác cũng có thể có nhưng với tần suất thấp.

2. DỊCH TỄ HỌC

Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia, chủng tộc khác nhau. Không thấy sự khác biệt giữa người da trắng và người da đen, gặp ở cả 2 giới nam và nữ với tỉ lệ gần như nhau. Tổn thương thường xuất hiện rất sớm, thường khởi phát độ tuổi từ 1-20, thỉnh thoảng xuất hiện ở tuổi trung niên. Khoảng 7,5% trường hợp xuất hiện trong giai đoạn nhũ nhi, 61,5% xuất hiện ở trẻ em từ 5-11 năm và 22,5% ở tuổi dậy thì.

Xem thêm:  Bài 7: Bệnh Duhring – Brocq

3. CƠ CHẾ BỆNH SINH

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự đột biến ở một trong hai gen EVER1 hoặc EVER2, nằm liền kề nhau trên nhiễm sắc thể số 17 ở bệnh nhân loạn sản thượng bì dạng hạt cơm.

Các chức năng chính xác của các gen này vẫn chưa được biết rõ, nhưng chúng góp phần điều tiết sự phân bố của kẽm trong nhân tế bào. Kẽm là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển của virus. Chính các hoạt động của gen EVER1/ EVER2 qua một loạt cơ chế phức tạp sẽ ngăn chặn sự tiếp nhận kẽm của virus dẫn đến ức chế sự tăng sinh của virus. Khi một trong 2 gen này bị đột biến, virus sẽ tăng sinh dễ dàng.

Nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau của bệnh vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Trong một số trường hợp, loạn sản thượng bì dạng hạt cơm xuất hiện ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm như ở bệnh nhân nhiễm HIV hoặc ung thư hạch, bệnh nhân ghép tạng…

4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

4.1. Tổn thương da

Các sẩn phẳng, bóng, đứng riêng rẽ nhau, kích thước vài milimet đến hàng centimet. Bề mặt tổn thương có vảy hoặc không, ranh giới tổn thương thường không rõ.

Màu sắc có thể từ màu hồng nhạt đến màu tím hoặc màu nâu đỏ. Các sẩn này có thể tập trung với nhau để tạo thành mảng lớn hơn.

Xem thêm:  Bài 61: Bệnh da do cháy rận

Vị trí thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mặt, tai, thân mình, vai, lưng. Vị trí đặc hiệu nhất là mặt duỗi cẳng tay và mu tay. Lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách và bộ phận sinh dục ngoài cũng có thể xuất hiện tổn thương nhưng với tỉ lệ thấp.

Số lượng tổn thương thường nhiều và thường lan tỏa khắp cơ thể, nhưng có một số trường hợp chỉ có một vài tổn thương.

Tiến triển mạn tính nhiều tháng, nhiều năm.

4.2. Tổn thương niêm mạc

Rất hiếm gặp tổn thương niêm mạc.

4.3. Các cơ quan nội tạng khác

Ít bị ảnh hưởng

4.4. Các thể lâm sàng

– Thể dát phẳng giống hạt cơm phẳng.

– Thể dùi giống hạt cơm thường hay giống dày sừng da đầu.

– Thể giống lang ben.

– Thể ác tính: tổn thương lan tỏa khắp cơ thể, các tổn thương da đa hình và tổn thương có thể sùi, loét, hoặc thâm nhiễm.

5. XÉT NGHIỆM

5.1. Mô bệnh học: hình ảnh mô bệnh học có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh. Các biến đổi trên mô bệnh học:

Thượng bì: là phần biến đổi nhiều nhất.

– Lớp hạt tăng sản.

– Hình ảnh thoái hóa tế bào biểu mô lớp hạt và lớp gai rất đặc trưng. các tế bào này có vòng sáng halo quanh nhân và bào tương có màu xanh xám, mang tính chất đặc hiệu cho bệnh. Cũng có thể gặp các tế bào có hốc sáng quanh nhân và lắng đọng các hạt keratin (đặc điểm của các tế bào thoái hóa do virus).

Xem thêm:  Bài 15: Vảy phấn hồng

5.2. Xét nghiệm PCR

Xét nghiệm PCR với HPV cho kết quả dương tính.

Nhóm nguy cơ ung thư cao: HPV 5, 8, 10, và 47.

Nhóm nguy cơ ung thư thấp: HPV 14, 20, 21, và 25.

5.3. Xét nghiệm gen

Giải trình tự gen để xác định type HPV và các đột biến gen.

(Tài liệu được biên soạn bởi ThS.BS. Lê Thị Hải Yến)