duitnow casino

Bài 21: Bệnh khô da sắc tố

BỆNH KHÔ DA SẮC TỐ

(Xeroderma pigmentosum)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh khô da sắc tố được mô tả lần đầu tiên vào năm 1874 bở Hebra và Kaposi. Nhưng đến năm 1882 Kaposi mới chính thức đặt tên bệnh là khô da sắc tố (Xeroderma pigmentosum) để diễn đạt hai biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là khô da và tăng sắc tố.

Khô da sắc tố là một bệnh da hiếm gặp, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi sắc tố da, lão hóa da sớm và xuất hiện các khối u ác tính. Những biểu hiện này là hậu quả của tình trạng mất khả năng sửa chữa những sai sót trong quá trình sao chép của ADN dẫn đến mất khả năng phục hồi ADN bị tổn thương do tác động của tia tử ngoại.

  1. CĂN NGUYÊN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Bệnh do sự đột biến enzym cắt trong quá trình sửa chữ nucleotide làm rối loạn quá trình sửa chữa ADN. Nếu không có enzym cắt trong quá trình sửa chữa thì ADN rất dễ bị tổn thương do tác động của tia UV. Hơn nữa, hệ thống này bị tổn thương sẽ dẫn đến tổn thương gen P53, dẫn đến tế bào bị tác động mất kiểm soát, và có nguy cơ sinh ung thư.

Có 7 loại đột biến gen đã được phát hiện từ nhóm A đến nhóm G, mội loại đột biến ở một vị trí khác nhau nhưng có cùng biểu hiện lâm sàng.

Xem thêm:  Bài 83: Bệnh lupus ban đỏ

Bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, bố mẹ mang gen bệnh nhưng không có biểu hiện bệnh, khi sinh con thì 25% số con có biểu hiện bệnh. Khi có tác động của tia UV, tế bào bị tổn thương. Bình thường, cơ chế sửa chữa sẽ hoạt động, cắt bỏ đoạn gen bị đột biến và thay thế bằng đoạn gen mới, nhưng trong bệnh khô da sắc tố quá trình đó bị rối loạn và gây bệnh.

Ngoài các khiếm khuyết trong quá trình sửa chữa ADN bị tổn thương, một yếu tố nữa tham gia vào cơ chế bệnh sinh của khô sắc tố da, đó là sự ức chế miễn dịch tại chỗ do tác động của tia UV-B. Các nghiên cứu lâm sàng trên da của bệnh nhân bị khô da sắc tố cho thấy sự suy giảm rõ rệt của tế bào Langerhans, giảm tỷ lệ lưu thông các tế bào T hỗ trợ cho các tế bào tiêu diệt vi khuẩn, suy giảm phản tứng tăng sinh tế bào lympho, suy giảm sản xuất interferon trong lymphocyte và giảm hoạt động tế bào diệt tự nhiên.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Bệnh biểu hiện qua 3 giai đoạn, khi mới sinh ra trẻ hoàn toàn bình thường. Bệnh xuất hiện với tình trạng tăng nhạy cảm ánh sáng, tổn thương mắt và hệ thần kinh.

Giai đoạn 1: xuất hiện trong 1-2 năm đầu với biểu hiện đỏ da lan tỏa, bong vảy da, và tăng sắc tố giống như tàn nhang. Thương tổn xuất hiện ở vùng da hở tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là mặt, sau đó tiến triển lan dần xuống các chi, đôi khi cả thân mình. Bệnh có xu hướng nặng vào mùa hè và giảm vào mùa đông, tiến triển dai dẳng, và hình thành thương tổn vĩnh viễn.

Xem thêm:  Bài 10: Sẩn ngứa

Giai đoạn 2: đặc trưng bằng tình trạng đốm da (poikiloderma), đó là tình trạng teo da, giãn mạch, xen kẽ các đám tăng giảm sắc tố. Thông thường tình trạng giãn mạch thường gặp ở vùng da tiếp xúc với ánh sáng nhưng cũng có thể biểu hiện cả ở thân mỉnh và niêm mạc.

Giai đoạn 3: sự xuất hiện của các khối u ác tính như ung thư tế bào gai, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào sắc tố, sarcom. Các khối u này có thể xảy ra sớm từ khi 4-5 tuổi và thường ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Mức độ nhạy cảm với ánh nắng trong bệnh nhân khô da sắc tố rất khác nhau đặc biệt là ở bước sóng từ 290-320nm. Ở bệnh nhân bị khô da sắc tố, liều đỏ da tối thiểu thấp hơn so với người bình thường ở tất cả các bước sóng.

Tổn thương mắt xảy ra ở khoảng 80% số bệnh nhân.

Giai đoạn đầu là tình trạng sợ ánh sáng, viêm kết mạc. Sau đó là viêm, loét, nhiễm trùng và sẹo giác mạc, có thể chuyển thành u tế bào sắc tố võng mạc. Cuối cùng cũng có thể phát triển thành ung thư tế bào gai, ung thư tuyến bã.

Thương tổn thần kinh: một số nghiên cứu gần đây cho thấy 20% bệnh nhân khô da sắc tố có biểu hiện tổn thương thần kinh. Mức độ tổn thương thần kinh tỷ lệ thuận với sự nhạy cảm của các nguyên bào sợi với bức xạ UV. Có thể dẫn đến các biểu hiện như: tật nhỏ đầu, co cứng, giảm phản xạ, mất điều hòa, múa giật, điếc và chậm phát triển tâm thần. Những vấn đề về thần kinh có thể làm lu mờ các biểu hiện da trong một số bệnh nhân khô da sắc tố.

Xem thêm:  Bài 55: Biểu hiện ở da niêm mạc trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Nguyễn Văn Thường của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)