duitnow casino

Bài 26: Bệnh u hạt bẹn hoa liễu

BỆNH U HẠT BẸN HOA LIỄU

(Lymphogranuloma inguinale hay Donovanosis)

  1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Lịch sử bệnh

Bệnh u hạt bẹn là một bệnh mạn tính ở vùng sinh dục, tiến triển do vi khuẩn gây lây truyền ở mức độ trung bình. Vi khuẩn gây bệnh là trực khuẩn Gram (-) Calymmatobacterium granulomatis, hiện nay một số tác giả đề nghị xếp loại và đặt tên là Klebsiella granulomatis. Bệnh được biết đến với nhiều tên: loét ngoằn nghèo hình rắn bò ở vùng bẹn, loét dạng lupus lao ở bẹn, u hạt loét vùng sinh dục, u hạt vùng bện-sinh dục, u hạt hoa liễu bẹn-sinh dục, u hạt nhiễm trùng, u hạt bẹn nhiệt đới, loét hoa liễu mạn tính và u hạt loét xơ hóa. Tuy nhiên, hai tên bệnh được biết đến nhiều nhất là u hạt bẹn hoặc u hạt bẹn hoa liễu. Trước đây có sự nhầm lẫn giữa hai bệnh u hạt bẹn và u hạch bạch huyết hoa liễu (bệnh hột xoài). Marmell và Santora đã đề nghị đặt tên là Donovanosis.

1.2. Dịch tễ học

Trước khi có kháng sinh, bệnh Donovan có tỷ lệ hiện mắc cao ở nhiều nước trên thế giới. Các nước có tỷ lệ mắc cao thành bệnh dịch ở Nam Trung Quốc, Đông và Tây Ấn Độ, Bắc Úc, một số nước ở Trung Mỹ, Nam và Bắc Mỹ. Hiện nay, bệnh đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn gặp ở các nước đang phát triển. Bệnh hiện còn lưu hành ở một số nước: Paupa New Guinea, vùng nam châu Phi, một số vùng Ấn Độ, vùng bắc Brazil. Cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 20-40, nam nhiều hơn nữ, nhưng có một vài nghiên cứu cho thấy nữ gặp nhiều hơn nam. Nghiên cứu HLA cho thấy HLA-B57 có liên quan đến bệnh này.

Xem thêm:  Bài 14: Đỏ da toàn thân

Thời gian ủ bệnh không rõ ràng, dao động từ 1-360 ngày, trung bình khoảng 17 ngày. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy xuất hiện thương tổn đặc trưng của bệnh dau 50 ngày tiêm truyền. Tỷ lệ lây truyền giữa cặp vợ chồng hay bạn tình thường xuyên rất khác nhau, từ 1-2% cho tới 50%. Nhiều trường hợp bệnh có biểu hiện nhẹ, không rõ ràng, cần khám cho bạn tình của bệnh nhân.

Bệnh có thể lây truyền qua phân, vi trùng xâm nhập vào da niêm mạc bị xây nước. Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bện khi đẻ qua đường sinh dục người mẹ bị bệnh, do vậy cần tắm rửa sạch trẻ sơ sinh.

  1. CĂN NGUYÊN

Tác nhân gây bệnh lần đầu tiên được Donovan mô tả vào năm 1905 khi ông làm việc ở Madra, Ấn Độ. Ông xác định thể Donovan có kích thước 1,5×0,7μm trong đại thực bào và tế bào thượng bì lớp Malpighili. Aragao và Vianna đã nuôi cấy và xác định được C.granulomatis. Goldzieher và Peck đã mô tả thể Donovan trong tổ chức bệnh học vào năm 1926, khi thể này vỡ ra sẽ giải phóng các C.granulomatis. Sehgal và cộng sự xác định C.granulomatis là gram (-) nằm trong và ngoài thể Donovan, chúng có nhiều hình thái, cầu trùng, cầu trực trùng và trực trùng. Năm 1943, Anderson đã phân lập được vi khuẩn trong túi phôi và đề nghị đặt tên là Donovania granulomatis. Vào những năm 1996-1997, đã nuôi cấy được vi trùng trên monocyte, sau đó trên dòng tế bào biểu bì người. PCR đã được sử dụng để chẩn đoán bệnh Donovan. Nghiên cứu DNA, một số tác giả xếp loại vi khuẩn vào nhóm Klebsiella nhưng nhiều tác giả khác vẫn cho rằng nó thuộc nhóm Calymmatobacterium.

Xem thêm:  Bài 126: Loại sàn thượng bì dạng hạt cơm

Vi khuẩn xâm nhập vào da niêm mạc, thường ở vùng sinh dục qua các sang chấn. Biểu hiện ban đầu là cục cứng nhỏ. Thường xảy ra ở những người vệ sinh vùng sinh dục kém.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1. Triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng ban đầu thường là cục hoặc sẩn, sau đó sẽ loét. Có 4 thể lâm sàng: (1) U hạt loét – là thể thường gặp nhất, thương tổn có thể đơn độc hoặc nhiều màu, màu thịt, không mềm, vết loét rắn màu đỏ và dễ chảy máu khi chạm vào. Thể quá sản hoặc sùi có thương tổn loét hoặc quá sản nổi cao trên mặt da, bờ không đều, đôi khi khô giống quả óc chó, thương tổn hoại tử sâu, loét mùi hôi thối do tổ chức bị hủy hoại và gây xơ cứng hoặc sẹo gây hình ảnh bệnh lý đặc trưng là xơ hóa hoặc sẹo lan rộng. Thương tổn sinh dục gặp 90% trường hợp và thương tổn bẹn gặp 100% trường hợp. Nam giới vị trí thường gặp là bao quy đầu, rãnh quy đầu, dây hãm dương vật, thân dương vật. Ở nữ gặp thương tổn ở môi nhỏ, chạc âm hộ. Thương tổn ở cổ tử cung có thể nhầm với ung thư cổ tử cung. Những trường hợp nặng hơn hay gặp ở nam không cắt bao quy đầu. Thương tổn ngoài sinh dục có thể gặp khoảng 6% trường hợp và dễ bị bỏ qua ở những nơi không phải là bệnh dịch u hạt bẹn. Các vị trí có thể gặp là môi, lợi, má, vòm họng, thực quản, mũi, họng, cổ, ngực. Tuy nhiên, thương tổn ngoài sinh dục thường kết hợp với thương tổn tiên phát ở sinh dục. Ít gặp viêm hạch bạch huyết và bệnh lan rộng. Có thể gặp thương tổn lan rộng thứ phát ở gan, xương và gặp trên phụ nữ có thai, bệnh tiến triển nặng hơn khi có thai. Viêm đa khớp và viêm tủy xương hiếm gặp. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng tai.

Xem thêm:  Bài 95: Phủ bạch tuyết

3.2. Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất là giả phù voi, gặp nhiều hơn ở nữ, tỷ lệ khoảng 5%. Bệnh có thể gây chít hẹp niệu đạo, âm đạo hậu môn do xơ cứng và có thể phải can thiệp ngoại khoa. Tỷ lệ hư biến ung thư carcinoma là rất hiếm gặp. Bệnh có thể đồng nhiễm với các bệnh lây truyên qua đường tình dục khác như giang mai…

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Nguyễn Duy Hưng của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)