duitnow casino

Bài 39: Lang ben

BỆNH LANG BEN

(Pityriasis versicolor)

1. ĐẠI CƯƠNG

Năm 1835, tác giả Eichstedt mô tả đầu tiên sự hiện diện của tế bào nấm men trong tổn thương da của người bệnh bị lang ben. Năm 1853, Robin phát hiện được nấm và đặt tên là Microsporum furfur. Năm 1874, Malassez mô tả tế bào tròn và hình bầu dục nảy chồi. Sabouraud nhấn mạnh hình thái biến đổi của các tế bào nấm men và đề nghị các tên Pityrosporum malassezi. Nấm lần đầu tiên được nuôi cấy năm 1913 bởi Castellani và Chalmers và gọi là Pityrosporum ovale. Dạng thứ hai của men, P.orbiculare được đặt tên bởi Gordon vào năm 1951 sau xác định cả hình cầu và hình bầu dục của nấm men từ da có tổn thương va không tổn thương. Hiện nay, nấm gây lang ben được xếp vào nhóm Malassezia.

Bệnh xuất hiện ở khắp trên thế giới và 30-40% dân số người ở vùng nhiệt đới đã từng bị. Bệnh xuất hiện ở vùng nhiệt đới hơn vùng ôn đới. Khí hậu ấm và ẩm là điều kiện tốt cho nấm phát triển. Lang ben hay gặp ở tuổi thiếu niên và người trẻ. Do sự phát triển của nấm ưa mỡ, nên bệnh hiếm khi gặp ở trẻ nhỏ và người già (độ tuổi mà tuyến bã hoạt động ít). Ở vùng khí hậu ôn đới, các yếu tố khác nhau liên quan gồm da dầu, mồ hôi quá nhiều, suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém, mang thai và sử dụng corticosteroid. Bởi vì nấm men này ưa mỡ, sử dụng các loại dầu tắm và dầu bôi trơn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ đối với viêm nang lông do Pityrosporum bao gồm sử dụng kháng sinh kéo dài, suy giảm miễn dịch và băng bịt tại chỗ.

Xem thêm:  Bài 127: Loét mạn tính da

2. CĂN SINH BỆNH HỌC

Lang ben do nấm thuộc nhóm Malassezia gây nên. Hiện nay đã xác định và phân loại được 12 chủng ưa mỡ Malassezia khác nhau, trong đó có 8 chủng hay gây bệnh cho người: M.sympodialis, M.globosa, M.restricta, M.slooffiae, M.furfur, M.obrusa và mới được phân lập là M.dermatis, M.japonica, M.yamotoensis, M.nana, M.caprae và M.equina.

Bảng chủng Malessezia và biểu hiện lâm sàng hay gặp

Chủng Malassezia Biểu hiện lâm sàng
M.furfur Lang ben, viêm da dầu, viêm nang lông, trứng cá trẻ sơ sinh, viêm bờ mi, nhiễm nấm hệ thống trên người
M.globosa Viêm da dầu, lang ben, viêm nang lông, trứng cá trẻ sinh
M.sympodialis Lang ben, trứng cá trẻ sơ sinh
M.pachydermatitis Thường phân lập từ động vật hoang dại hoặc nuôi; nhiễm nấm hệ thống trên người; viêm da cơ địa mạn tính và viêm tai ngoài
M.restricta Viêm da dầu
M.sloofiae Ít được phân lập
M.obtusa Ít được phân lập

 

Một chủng không phụ thuộc hoàn toàn vào mỡ M.pachydermatis hay gặp hơn ở da động vật. Nấm thường ký sinh bình thường trên da ở những vùng da tiết nhiều chất bã như da đầu, phần trên thân mình, vùng gấp. Nấm được cho là sinh vật cộng sinh trên da và ở dạng men. Với điều kiện thuận lợi, nấm chuyển từ dạng men sang dạng sợi và gây bệnh. Sự phát triển phụ thuộc vào các yếu tốt nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh như suy dinh dưỡng, tăng tiết mồ hôi, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch hệ thống hoặc tại chỗ, hoặc suy giảm miễn dịch. Yếu tố ngoại sinh như khí hậu nóng, ẩm, điều kiện vệ sinh cũng là yếu tố gây nặng bệnh. Tính nhạy cảm của bệnh mang tính chất gia đình cũng được đề cập. Lang ben ít xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhưng khi xuất hiện thì thường ở vùng mặt. Nấm Malassezia không gây tổn thương tóc, móng và niêm mạc.

Xem thêm:  Bài 49: Viêm nang lông

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Tổn thương thường là mảng hoặc dát hình oval hoặc tròn kèm theo vảy da mỏng. Có thể cào nhẹ trên bề mặt tổn thương để phát hiện vảy da trong trường hợp khó phát hiện (dấu hiệu vỏ bào). Các tổn thương liên kết với nhau ở vùng trung tâm tạo tổn thương lan rộng. Tổn thương thường gặp ở vùng da tiết bã, đặc biệt là vùng thân bên trên và vai. Tổn thương ít gặp hơn ở mặt (thường gặp ở trẻ em), da đầu, khoeo, dưới vú và bẹn. Khi lang ben xuất hiện ở mặt gấp, là thể đảo ngược.

Màu tổn thương hay gặp nhất là màu nâu (tăng sắc tố) và nâu vàng (giảm sắc tố); thỉnh thoảng có hiện tượng viêm nhẹ (màu hồng). Sắc tố giảm có thể thứ phát do tác động ức chế củ acid dicarboxylic lên tế bào hắc tố (acid này là kết quả của chuyển hóa lipid bề mặt bởi nấm men) hoặc màu nâu vàng do nấm có tác dụng ngăn ánh sáng.

Lang ben thường không có triệu chứng cơ năng.

Viêm nang lông do Pityrosporum: bệnh thường thấy ở phụ nữ trẻ và đặc trưng bởi các sẩn và mụn mủ ở nang lông, ngứa. Vị trí gặp ở thân mình, cánh tay, cộ và thỉnh thoảng ở mặt. Nguyên nhân là do tăng trưởng quá mức của M.furfur và M.globosa trong nang lông, gây nên hiện tượng viêm (từ các sản phẩm của nấm men và các acid béo tự do được sản xuất từ men lipase của nấm). Xét nghiệm chỉ thấy dạng bào tử nấm men mà không thấy dạng sợi như lang ben. Một số loài Malassezia cũng cho là liên quan đến trứng cá trẻ sơ sinh.

Xem thêm:  Bài 28: Bệnh herpes sinh dục

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Lê Hữu Doanh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)