duitnow casino

Bài 40: Bệnh da do nấm Candida

BỆNH DA DO NẤM CANDIDA

(Candidosis, Candidiasis)

1. ĐẠI CƯƠNG

Từ thời Hippocrates, tác giả đã mô tả hình ảnh nhiễm candida ở miệng (bệnh tưa miệng). Năm 1665, Pepys Diary mô tả “một bệnh nhân bị sốt, tưa miệng và mảng cục” và cho rằng nguyên nhân là xuất phát từ trong cơ thể người bệnh. Năm 1771, von Rosen Rosenstein xác định một hình thức xâm lấn của tưa miệng. Năm 1839, Langenbeck lần đầu tiên mô tả hình ảnh bào tử và giả sợi nhưng lại cho rằng là do vi khuẩn thương hàn trên bệnh phẩm từ tổn thương miệng của bệnh nhân bị sốt thương hàn. Năm 1847, nhà nấm học người Pháp, Charles Philippe Robin phân loại các loại nấm Oidium albicans và sử dụng từ albicans nghĩa là “trắng” để đặt tên cho loại nấm gây bệnh tưa miệng. Năm 1923, Berkhout phân loại lại theo chi Candida. Candida có nguồn gốc từ tiếng La tinh, Toga candida là một cái áo choàng trắng của nghị sĩ La Mã. Năm 1954, từ Candida albicans chính thức được sử dụng sau đại hội thực vật lần thứ VIII. Nấm Candida có thể gây bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và ở cả hai giới. Bệnh thường xuất hiện ở những người có yếu tố nguy cơ như đái đường, chứng khô miệng, băng bịt, tăng tiết mồ hôi, sử dụng corticoid và kháng sinh phổ rộng và suy giảm miễn dịch, bao gồm nhiễm HIV/AIDS.

2. CĂN SINH BỆNH HỌC

Nhiễm Candida da và niêm mạc chủ yếu do C.albicans, tiếp theo là C.tropicalis. Xét nghiệm soi tươi KOH hoặc nuôi cấy thấy nấm men nảy chồi và giả sợi. C.albicans và C.stellatoidea có thể được phân biệt bởi chúng có khả năng có thể tạo thành bào tử chlamydocondidia trên môi trường thạch bột ngô-Tween 80. C.albicans là nấm men có hình bầu dục, kích thước 2-6 x 3-9μm, có thể tạo ra tế bào nấm nảy chồi, giả sợi hoặc sợi thực sự. Nấm Candida có thể được cho rằng là nấm đa hình thái. Mặc dù trong quá trình xâm nhập của Candida, sợi nấm có thể được tạo ra, tuy nhiên dạng nấm men đơn thuần cũng có thể gặp, đặc biệt là trong các bệnh nhiễm nấm gây ra bởi Candida không phải là C.albicans. Ngoài C.albicans, Candida bào gồm hơn 100 chủng khác của Candida, ví dụ C.tropicalis, C.dubliniensis, C.parapsilosis, C.guilliermondii, C.krusei, C.pseudotropicalis, C.lusitaniae, C.zeylanoides và C.glabrata (trước đây là Torulopsis glabrata) là nguyên nhân gây bệnh cho người, đặc biệt là trong các bệnh nhiễm trùng lan tỏa. Dịch tễ học Candida thay đổi, nhưng chủng Candida hay gặp nhất vẫn là C.albicans

Xem thêm:  Bài 75: Hồng ban nút

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1. Nhiễm Candida da

Vị trí hay gặp là kẽ như kẽ ngón tay, ngón chân, nấp lằn dưới vú, mông, nách, bẹn, khoeo. Các yếu tố thuận lợi mắc bệnh là ngâm nước nhiều, nóng, ấm và béo phì. Nhiễm Candida da biểu hiện mảng ban đỏ rõ rệt, đôi khi trợt thường đi kèm với mụn mủ vệ tinh. Candida có thể phát triển trên tổn thương kẽ do viêm da dầu hoặc bệnh vảy nến.

3.2. Nhiễm Candida niêm mạc

  • Viêm mạng (tưa miệng): là biểu hiện lâm sàng hay gặp nhất, xuất hiện ở mọi lưa tuổi nhưng bệnh biểu hiện nặng ở trẻ nhỏ, phụ nữ nuôi con bú và người già. Yếu tố thuận lợi là: sử dụng kháng sinh, corticoid, sử dụng răng giả, ung thư, điều trị tia xạ, HIV/AIDS.
  • Viêm lưỡi giả mạc: biểu hiện có thể cấp hoặc mạn tính. Cấp tính hay gặp ở phụ nữ cho con bú và người già với biểu hiện đốm giả mạc màu hơi trắng, trên nền niêm mạc đỏ, phù nề ở lưỡi, vòm miệng, má, vùng hầu. Triệu chứng cơ năng dát và bỏng nhẹ. Thể mạn tính tổn thương ít đỏ và phù nề hơn, nhưng lan rộng có thể xuống thực quản. Giả mạc dễ lấy bỏ để lại nền niêm mạc đỏ hoặc trợt.
  • Viêm teo: thượng bì miệng mỏng, cảm giác dát bỏng, bóng, phù. Có thể teo, đỏ và loét ở niêm mạc lưỡi. Thể này hay gặp ở người sử dụng răng giả.
  • Bạch sản: tổn thương là đốm, màu hơi rắng, tại chỗ với bờ không đều, khó lấy bỏ.
  • Viêm góc miệng: tổn thương là vết nứt ở da góc miệng, vảy da trắng, cảm giác đau khi nhai và tổn thương có thể lan ra xung quanh miệng. Yếu tố thuận lợi là suy dinh dưỡng, tăng tiết nước bọt, tật lấy lưỡi chà xát.
  • Viêm âm hộ/âm đạo: có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào. Tiến triển mạn tính. Vị trí ở âm hộ, âm đạo. Tổn thương là mảng đỏ có giả mạc trắng, ngứa, có thể kèm mụn mủ ở vùng xung quanh tổn thương, có thể lan xuống vùng đáy chậu. Hay gặp hơn ở phụ nữ có thai, đặt dụng cụ tử cung, sử dụng thuốc tránh thai. Yếu tố thuận lợi khác như đái đường, béo phì hoặc điều trị corticoid.
  • Viêm quy đầu: thường gặp hơn ở người chưa cắt bao quy đầu. Vị trí ở quy đầu và bao da quy đầu. Tổn thương là sẩn đỏ, mụn mủ, tăng tiết, cảm giác kích ửng, đau.
Xem thêm:  Bài 37: U mềm lây

3.3. Nhiễm Candida quanh móng và móng

Hay gặp ở ngón tay và xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở người đái đường. Triệu chứng khởi đầu thường là sưng ở da bờ gần móng tay, da có màu hơi trắng, nhợt, vàng nhạt hoặc hơi vàng xanh. Sự liên kết da với móng bị mất ở bờ gần. Nấm có gây tổn thương bề mặt của móng. Móng trở nên mất bóng, màu trắng, có thể lõm, có nhiều đường lõm. Viêm quanh móng có thể kèm theo với triệu chứng sưng đỏ, cảm giác đau, đặc biệt khi ấn vào. Yếu tố thuận lợi như ẩm, cắt tỉa móng tay, bệnh lý mạch máu.

3.4. Nhiễm Candida da/niêm mạc mạn tính và u hạt

Bệnh là biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn, bao gồm cả suy giảm miễn dịch nguyên phát. Bệnh nhân có rối loạn trong miễn dịch tế bào dẫn đến không ngăn chặn phát triển của nấm Candida. Bệnh tiến triển mạn tính, đôi khi kháng điều trị. Một số bệnh nhân có liên quan đến bệnh lý nội tiết, tự miễn dịch như rụng tóc thể mảng và bạch biến… Ngoài ra, trong bệnh cảnh của nhiễm candida da và niêm mạc mạn tính có thể xuất hiện kèm các khối u ác tính. Vị trí gặp ở mặt, da đầu, tay, thân mình Tổn thương là mảng đỏ, dày sừng, dày ở da, niêm mạc và có thể tổn thương cả móng.

Xem thêm:  Bài 21: Bệnh khô da sắc tố

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Lê Hữu Doanh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)