duitnow casino

Bài 42: Bệnh da do nấm Blastomycosis

BỆNH DA DO NẤM BLASTOMYCOSIS

(Blastomycosis)

1. ĐẠI CƯƠNG

Tác giả Gilchrist miêu tả bệnh đầu tiên ở Baltimore, Mỹ năm 1894 và ông đặt tên cho bệnh là bệnh Gilchrist. Lúc đó, Gilchrist cho rằng biểu hiện ở da là nguyên phát và tại chỗ, không có biểu hiện hệ thống. Tác giả cũng nhầm lẫn nguyên nhân ban đầu là ký sinh trùng. Năm 1939, tên bệnh Blastomycoses (blastomycosis( lần đầu tiên được Martin & Smith sử dụng để mô tả bệnh Gilchrist với hai biểu hiện chính: nhiễm phổi và da nguyên phát. Sau này, thể da được Schwarts & Baum cho rằng có thể là thứ phát từ thể phối nguyên phát.

Bệnh có tính dịch tễ tại Bắc Mỹ (nên được gọi tên khác là blastomycosis Bắc Mỹ), đặc biệt các tiểu bang phía đông nam. Trong khi tất cả các lứa tuổi và giới tính có thể bị ảnh hưởng, nam giới trưởng thành có nhiều khả năng phát triển nhiễm trùng hệ thống và trẻ em có nhiều khả năng phát triển viêm phổi cấp tính. Đất có lẽ là nguồn quan trọng nhất của nhiễm nấm. Do vậy, những người có nghề nghiệp tiếp xu1v với ngoài trời thường xuyên có nguy cơ cao hơn so với phần còn lại của dân số. Bệnh Blastomyces cũng đã được quan sát thấy ở các nước khác, bao gồm cả châu Phi và Ấn Độ.

Xem thêm:  Bài 81: Lichen chấm

2. CĂN SINH BỆNH HỌC

Blastomyces dermatitidis là nấm lưỡng hình gây bệnh. Nấm tồn tại ở dạng sợi trong tự nhiên và khi nuôi cấy ở nhiệt độ phòng. Khi bào tử xâm nhập vào phổi sẽ phát triển trong cơ thể dưới dạng men. Dạng men này cũng được thấy khi nuôi cấy nấm ở nhiệt độ 37C.

Ba2ot tử nấm thường xâm nhập vào phổi và gây nhiễm đầu tiên tại phổi. Nhiễm trùng gây lan tỏa ở da và da có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Điều này là trái ngược với nhiễm nấm lưỡng hình khác thường xuất hiện ở da trước, biểu hiện ở da thậm chí có thể xuất hiện vắng mặt của bệnh phổi. Bệnh Blastomyces da nguyên phát không phổ biến và có thể do kết quả vết thương trực tiếp vào da, chẳng hạn như trong phòng thí nghiệm, hoặc thực hiện khám nghiệm tử thi đối với người bị nhiễm bệnh. Bệnh không lây nhiễm từ động vật sang người và không lây từ người sang người.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm Blastomycoses đa dạng từ không có triệu chứng đến bệnh lan tỏa và tử vong.

Hội chứng nhiễm Blastomycosis cấp tính: mệt mỏi, sốt, ho, đau khớp, viêm màng phổi. Nhưng thường khó nhận ra hoặc bị bỏ quên. Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng khi nấm lan tỏa toàn phổi. Triệu chứng toàn thân nặng nề.

  • Nấm Blastomycose phổi: khoảng 53% nhiễm nấm Blastomycosis chỉ thấy phổi. Bệnh ở phổi có triệu chứng hoặc không triệu chứng. Thâm nhiễm dạng mảng và nang. Thường gặp ở thùy phổi trên mặc dù không có sự đặc hiệu theo vị trí. Thường không tạo thành các nang giống như nấm phổi khác hay lao phổi. Có thể có phản ứng màng phổi gây tràn dịch màng phổi ít. Biểu hiện lâm sàng có thể là viêm phổi cấp tính, mạn tính hoặc không triệu chứng mà chỉ được phát hiện qua X-quang phổi. Người bệnh có thể sốt, gai rét, ho đờm hoặc đôi khi có máu. Người bệnh thường được chẩn đoán và điều trị trước đó như viêm phổi do vi khuẩn nhưng không đỡ.
  • Nấm Blastmycose da: chiếm 40-80% trong biểu hiện nấm ngoài phổi. Biểu hiện da hay gặp nhất là sẩn mụn mủ và mảng sủi kèm vảy da, vảy tiết và mụn mủ ở vùng rìa. Loét có thể xuất hiện ở trung tâm. Tiến triển bệnh có thể xuất hiện tương tự như bệnh viêm da mủ hoại thư. Số lượng tổn thương có thể khách nhau từ một đến nhiều. Tổn thương có thể lành từ trung tâm tạo nên sẹo dạng mạng lưới.
  • Nấm Blastomycose lan tỏa: ngoài biểu hiện ở phổi và da, bệnh còn có thể xuất hiện lan tỏa ở các cơ quan khác.
  • Xương: chiếm 6-48% trong biểu hiện nấm ngoài phổi. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm tủy xương gây hủy xương. Bất kỳ xương nào cũng có thể bị tổn thương nhưng thường gặp nhất là cột sống, xương sườn, sọ và xương dài. Khớp ở gần cũng có thể có biểu hiện viêm khớp mủ. Hình thành các ổ áp xe gây dò. Trên X-quang thấy hình ảnh hủy xương, có hoặc không có phản ứng màng xương.
  • Tiết niệu/sinh dục: chiếm 10-30% trong biểu hiện ngoài phổi. Ở nam, vị trí hay gặp là tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn. Triệu chứng có thể gặp là sưng, đau, tiểu khó. Ở nữ, bệnh có thể gây viêm nội tâm mạc, viêm vòi trứng và buồng trứng. Nặng có thể gây áp xe và phản ứng phúc mạc.
  • Hệ thần kinh trung ương: chiếm 5-10% trường hợp nấm lan tỏa. Biểu hiện có thể gặp là viêm màng não mủ và viêm não.
  • Vị trí khác: hình thành viêm hóa mủ tại gan, lách, mắt, tai giữa, mũi, tuyến vú, tiêu hóa cũng như tuyến giáp, tuyến thượng thận.
Xem thêm:  Bài 29: Sùi mào gà sinh dục – hậu môn

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Lê Hữu Doanh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)