duitnow casino

Bài 63: Bệnh da do côn trùng đốt

BỆNH DA DO CÔN TRÙNG ĐỐT

( Insect bites and stings)

1. ĐẠI CƯƠNG

Danh từ côn trùng học “Entomologie” xuất phát từ hai chữ Hy Lạp, Entomos có nghĩa là côn trùng và Logos là khoa học. Lúc đầu khi nghiên cứu về côn trùng, người ta nghiên cứu tất cả các loài động vật thuộc ngành chân đốt (Arthropoda ), nhưng đến giữa thế kỷ 19 côn trùng học chỉ còn nghiên cứu một trog 9 lớp của ngành chân đốt đó là lớp côn trùng (Insecta).

Côn trùng là lớp đông nhất trong giới động vật, có cuộc sống khá phức tạp. Đa số côn trùng có khả năng bay. Đặc điểm phân biệt với động vật chân đốt khác là cơ thể côn trùng phân chia một cách đặc trưng thành ba phần: đầu, ngực và bụng. Đầu mang một đôi râu, mắt kép và mắt đơn, phần phụ miệng phân hóa theo chế độ ăn uống. Ngực mang ba đôi chân khớp có năm phần và điển hình là hai đôi cánh. Bụng thường không có chân.

Có hơn 1 triệu loài côn trùng đã được mô tả. Chúng phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên trái đất, phần lớn sống ở trên cạn, song cũng có một số loài sống ở dưới nước.

Nhiều côn trùng có lợi giúp thụ phấn cho hoa mầu, ăn thịt hoặc kí sinh trên các loài sâu bọ có hại để tiêu diệt hoặc hạn chế tác hại của chúng đến con người.

Trong lớp côn trùng có một số loài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người như: nhện, bọ cạp, kiến khoang, rệp, bọ chét, ruồi, muỗi, ong, bướm…

2. SINH BỆNH HỌC

Côn trùng đốt hoặc cắn sẽ tiết ra nước bọt hay nọc độc. Nọc độc và nước bọt của côn trùng là một chất phức hợp. Những phản ứng sớm do côn trùng cắn, đốt thường liên quan đến các chất histamin, serotonin, acid formic hoặc các kinin. Phản ứng chậm thường là do các chất chứa protein. Từ các thương tổn tiên phát do côn trùng đốt cắn có thể bị bội nhiễm vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu) hoặc nấm.

Côn trùng cắn, đốt người có thể phân chia đơ giản thành 2 nhóm: nhóm có nọc độc và nhóm không có nọc độc: nhóm có nọc độc như nhện, ong, kiến…;nhóm không có nọc độc như muỗi, bọ chét, và một số loại sâu bướm…

Nhóm có nọc độc khi đốt, cắn người sẽ tiết ra chất độc gây đỏ da, sưng nề và đau nhức tại vị trí côn trùng đốt. Ở một số người có cơ địa tăng nhạy cảm với nọc độc của côn trùng có thể gây phản ứng dị ứng nặng như choáng phản vệ, biểu hiện khó thở, mặt sưng nề, ngứa và nổi sẩn mày đay toàn thân, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhóm không có nọc độc khi cắn, đốt người thường gây phản ứng nhẹ hơn. Tại vị trí bị đốt thường chỉ thấy ngứa hoặc biểu hiện một đốm đỏ hơi gờ lên hoặc sẩn phù hoặc sẩn huyết thanh, đôi khi hình thành bọng nước.

Đa số các trường hợp côn trùng đốt, cắn thường được xử lý tại nhà. Một số ít trường hợp phản ứng mạnh có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh thì cần phải vào bệnh viện điều trị hoặc cấp cứu kịp thời.

Ngoài gây ra các thương tổn da, côn trùng đốt còn truyền một số bệnh cho người như bệnh sốt rét, bệnh dịch hạch, sốt xuất huyết, bệnh giun sán…

3. MỘT SỐ CÔN TRÙNG CHÂN ĐỐT CẮN HOẶC ĐỐT GÂY BỆNH

3.1. Nhện

Một số loài nhện ăn thịt sử dụng mạng lưới và nọc độc để bắt và giết con mồi. Ba chi nhện có các loài thường gặp gây độc cho người là: Latrodectus, Loxosceles và Tegeneri.

3.1.1. Nhện đen góa phụ (Black widow spider)

Nhện góa phụ đen là loài đâị diện cho chi Latrodectu, lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào năm 1879. Loài nhện này có màu đen hoặc nâu bóng, ở bụng có hình giống như đồng hồ cát, màu đỏ đồng. Chân của nhện góa phụ đen dài khoảng 15 mm và có nhiều lông.

Nhện góa phụ đen là một trong những loài nhện độc nhất do ọc độc của chúng  vó chứa chất hóa học gây độc cho người. Đó là chất độc thần kinh α- latrotoxin, hoạt động bằng cách mở các kênh ion ở trước synap. Vết cắn của loài nhện này rất nguy hiểm và có thể gây ra tử vong. Những năm gần đây, loài nhện này xuất hiện nhiều và số nạn nhân do chúng gây ra cũng tăng.

Triệu chúng lâm sàng: khi bị nhện góa phụ đen cắn triệu chứng đầu tiên là thấy tê hoặc đau nhói như bị kim châm. Mức độ đau phụ thuộc vào từng người. Có người không cảm nhận thấy đau khi bị nhện hóa phụ đen cắn. Sau vài phút đến vài giờ đau âm ỉ từ khu vực bị cắn sẽ lan rộng ra toàn thân. Nếu vết cắn ở phần trên cơ thể thì đau ở bụng. Tại vị trí bị nhệnh cắn sau đó xuất hiện sưng, nề, có hình bia bắn, nếu nặng gây phỏng rộp, hoại tử da.

Xem thêm:  Bài 101: Sinh học phát triển của tóc và móng

Những triệu chứng toàn thân có thể gặp như: rất đau tại thương tổn, đau đầu, lo âu, tăng huyết áp, tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi, buồn nôn và nôn, khó thở, tăng nhạy cảm với ánh sáng, yếu cơ, chuột rút cơ bắp, tê liệt, bồn chồn, cơn động kinh ( thường gặp ở trẻ em). Có thể chẩn đoán nhầm với cơn vật vả do nghiện ma túy, viêm ruột thừa, uốn ván, hoặc viêm màng não. Phụ nữ mang thai có thể có cơn co thắt và chuyển dạ sớm.

3.1.2. Nhện nâu ẩn dật (Brown recluse spider)

Nhện nâu ẩn dật là loài đại dienj cho chi Loxosceles, sống ở khắp nơi trên thế giới như ở châu Âu, châu Mỹ,… Điểm đặc trưng để nhận biết là chúng có 6 mắt (trong khi hầu hết các loài nhện có 8 mắt).  Các mắt sắp xếp theo cặp, một cặp ở giữa và hai cặp khác ở hai bên. Bụng nhện nâu ẩn dật phủ một lớp lông ngắn mịn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Vòng đời của nhện từ 1 – 2 năm. Mỗi nhện cái đẻ ra vài túi trứng.

Nọc độc của nhện nâu ẩn dật có chứa một số protein là các men gây phản ứng viêm, tiêu hủy mô và gây các triệu chứng toàn thân. Đó là: sphingomyelinas D, esterase, hyaluronidase, alkaline phosphatase.

Nhện ẩn dật được gọi tên như vậy vì chúng thường sống ẩn dật ở trong các nhà kho, nhà xe, gác xếp, hầm rượu… Rất hiếm khi nhện nâu ẩn dật tấn công cắn mọi người. Người bi nhện cắn khi tiếp xúc với chúng trong một không gian chật hẹp, không có lối thoát hay khi môi trường sinh sống của chúng bị xáo trộn, nhện cảm thấy bị đe dọa hoặc khiêu khích.

Triệu chứng lâm sàng: nhện nâu ẩn dật cắn chủ yếu gây tổn thương da, ít khi gây những biểu hiện toàn thân. Vết cắn do nhện nâu ẩn dật lúc đầu thường không cảm thấy đau, thường ít gây hoại tử da. Tuy nhiên, cũng có một số ít nhện nâu ẩn dật cắn có thể gây hoại tử da.

Đau và ngứa tại vết thương cắn của nhện nâu ẩn dật thường xuất hiện muộn, trong vòng 2 – 8 giờ sau khi bị cắn. Đau tăng lên và có những biểu hiện tại chỗ khác sau 12 – 36 giờ. Tại vết thương cắn thường xuất hiện dát đỏ, nề, trung tâm là sẩn, mụn nước, bọng nước hoặc vết trợt. Kích thước thương tổn từ 1 – 4 mm, có thể lan rộng tới nhiều centimet. Mày đay xuất hiện thoảng qua hoặc tồn tại kéo dài, rải rác toàn thân hoặc chỉ ở quanh khu vết cắn. Ở trẻ em và người già có thể phản ứng nhạy cảm hơn, có những biểu hiện toàn thân như: buồn nôn, nôn, sốt, phát ban, đau cơ khớp… Một số biến chứng hiếm gặp nhưng rất trầm trọng như thiếu máu tan huyết, hạ huyết áp, đông máu rải rác nội mạch, giảm tiểu cầu, tổn thương các cơ quan phủ tạng hoặc có thể tử vong.

Tiến triển: những trường hợp vết cắn nặng, thương tổn thường bắt đầu được cải thiện sau khoảng 2 – 3 ngày và kéo dài đến vài tuần mới khỏi. Các mô bị tổn thương có thể hoại tử, khi khỏi để lại sẹo.

3.2. Bọ cạp (Scorpiones)

Bọ cạp sống trên cạn, thường gặp ở vùng nhiệt đới, khô cằn như Tây nam Hoa Kỳ, Bắc Phi, Mexico, Trung Đông… Bọ cạp hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng ẩn nấp trong hốc đá, vỏ cây. Bọ cạp khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ đốt khi bị khiêu khích, bị tấn công, bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.

Một vài loài bọ cạp có thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus, có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides. Đặc biệt là chi Androctonus cũng có nọc độc mạnh, trong đó loại bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis hoặc loại bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó đốt có thể chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc độc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bị dị ứng với nọc độc của bọ cạp có thể nguy hiểm đến tính mạng.

3.2.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng thường gặp nhất sau khi bị bọ ạp đốt là đau buốt, tê hoặc rát bỏng ngay lập tức. Đau tê cứng tại chỗ trong vài ngày, sau thấy tê liệt lan rộng ra ngoài khu vực bị đốt. Hạch vùng sưng to. Tại vị trí bị đốt có thể bầm tím hoặc viêm đỏ theo đường bạch mạch. Bọ cạp đốt, nọc độc của chúng ngoài gây những thương tổn da còn có thể gây những biến chứng tim mạch và hoặc gây tử vong cho bệnh nhân ( như bọ cạp Centruroides exilicauda hay gặp ở Mỹ). Nọc độc của loài Centruroides exilicauda có chứa chất độc thần kinh mạnh có khả năng gây co cứng, rung giật giãn cầu, mờ mắt, nói lắp, tiết nước bọt quá mức, suy hô hấp, phù phổi cấp và viêm cơ tim. Đặc biệt đối với trẻ em dễ gặp các biến chứng này.

Xem thêm:  Bài 96: Bệnh da nhạy cảm ánh sáng

3.3 Ve ( ticks)

Bộ ve bét (Acarina) gồm có ve và bét.

Họ ve có khoảng 800 loài ve khác nhau, được chia làm hai họ: ve cứng và ve mềm. Chúng đốt người và có thể truyền bệnh virus, rickettsia, xoắn khuẩn, vi khuẩn hay kí sinh trùng. Ve cứng có vai trò chính trong vệc gây bệnh cho người. Vòng đời của ve trải qua nhiều giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và ve trưởng thành. Ve khác với các loại bọ mạt khác là hàm dưới có ngạnh dùng để găm vào trong da khi cắn, đốt. Ve hút máu từ các vật chủ có xương sống như chim, bò sát và động vật có vú. Ve cứng trưởng thành có khả năng chứa một lượng máu lớn gấp hàng trăm lần trọng lượng của cơ thể nó. Sau khi hút no máu, ve có thể không ăn trong nhiều tháng.

Hoạt động của ve: khi đánh hơi thấy vật chủ phù hợp ở gần, ve cứng sẽ rời khỏi nơi ẩn nấp để đi tìm kiếm, chúng bò ra rìa, mép lá cỏ cây và căng đôi chân trước ra để chộp lấy vật chủ đi qua. Người thường bị ve cắn khi tiếp xúc với cỏ cây có ve đói hoặc ve ở chó mèo trong nhà. Ve nhận biết được vật chủ bằng mùi mồ hôi, màu và nhiệt độ cơ thể. Khi đã bám vào vật chủ, ve có thể phải mất trên 24 giờ mới tìm được một vị trí an toàn, thích hợp để hút máu. Thời gian ve hút máu từ 2 giờ đến 7 ngày à rời khỏi vật chủ khi đã no căng máu. Ve cắn phần lớn xảy ra vào mùa xuân hè, phù hợp với vòng đời của chúng.

3.3.1. Triệu chứng lâm sàng

Ve cắn thì không đau vì ve tiết ra chất ây tê và chống đông máu. Chi nên, nhiều khi không biết ve cắn mà chỉ phát hiện được ve khi gãi ngứa hoặc tắm. tại vị trí ve cắn có thể viêm tấy đỏ, phản ứng tế bào có thể tạo thành sẩn cục chắc sau vài ngày. Ddawccj biệt là phản ứng với vật lạ là phần hàm của ve còn lưu lại trong da sau khi ve đã rời đi và tồn tại trong nhiều tháng đến hàng năm. Hiếm khi thấy sốt.

3.4. Ruồi muỗi

Thuộc bộ hai cánh ( Diptera), có hai cánh, bay được. Trong đó có một số họ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như: họ muỗi ( Culicidae), họ muỗi mắt     ( Simuliidae), muỗi vằn ( Ceratopogonidae), ruồi trâu ( Tabalidae). Những côn trùng này không chỉ cắn, đốt, hút máu người và gây những thương tổn da mà chúng còn có vai trò trung gian truyền một số bệnh cho người.

Họ muỗi có tới trên 2000 loài, nhiều loài truyền bệnh như muỗi vằn, muỗi Anopheles…

3.4.1. Muỗi vằn (culex)

Muỗi vằn thường sống tại các đồng ruộng, ao, vũng nước ứ đọng, kiếm ăn vào ban đêm, có tập quán trú trong nhà trước và sau khi hút máu, thỉnh thoảng chúng cũng cư trú ở bên ngoài, thích các màu tối, có thể di chuyển xa.

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao tù, vũng nước đọng hoặc các dụng cụ chứa nước ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, giếng nước, hốc cây… Các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát kê chạn, lốp xe, vỏ dừa.

Muỗi vằn cái đốt người  vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú ngụ trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng. Muỗi vằn và muỗi sốt vàng truyền một số bệnh như sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết.

Muỗi đốt gây những dát đỏ nề, ngứa, cũng có thể gây những thương tổn sẩn huyết thanh, sẩn mày đay, mụn nước, chàm, u hạt. Thương tổn hình thành là do phản ứng cơ thể với nước bọt của muỗi tiết ra để chống đông máu khi đốt, hút máu. Các thương tổn này thường giảm dần sau vài ngày.

3.4.2. Muỗi mắt

Có thể truyền bệnh ấu trùng giun chỉ gây thương tổn da, dưới da, tổn thương mắt gây mf toàn bộ hay từng phần gọi là bệnh mù sông nước ở châu Phi và bệnh sốt thỏ (Tularemia).

Xem thêm:  Bài 111: Bệnh amyloid

3.4.3. Ruồi trâu

Cũng truyền bệnh sốt thỏ.

Bệnh dòi da ( Cutaneous myiasis) có thể do ấu trùng của ruồi còn lưu lại trong da khi hút máu hoặc là thương tổn mở thông ra ngoài da của một số loài ruồi như nhặng xanh, ruồi cát ( Sandfly) và truyền bệnh Leishmaniasis.

3.5. Kiến khoang

Thuộc bộ cánh cứng ( Coleoptera). Đó là bộ lớn nhất trong thế giới động vật, có khoảng trên 300.000 loài côn trùng cánh cứng khác nhau. Mặc dù côn trùng cánh cứng thường không đốt, cắn người, nhưng nhiều loài côn trùng cánh cứng có chứa các chất hóa học có thể gây thương tổn da người.

Thông thường trong cơ thể của một số loài côn trùng cánh cứng có chứa những chất hóa học có thể gây tổn thương da, chúng có thể bài xuất ra ngoài để phòng vệ sinh bị tấn công hoặc khi cơ thể bị tổn thương dập nát. Vì vậy, hầu hết các thương tổn là do khi bọ cánh cứng đậu vào da, bị giết đập, chà sát làm cho các chất hóa học này được giải phóng ra ngoài tiếp xúc với da.

Kiến khoang thuộc loài bọ cánh cứng, thân dài, cánh ngắn, có chất pederin gây viêm da tiếp xúc kích ứng ( xem Viêm da tiếp xúc kích ứng).

3.6. Rệp ( Bedbug)

Thuộc bộ cánh nửa ( Hemiptera). Họ Cimicidae, là động vật ăn đêm, gặp ở mọi nơi trên thế giới. Rệp lan truyền từ nơi này đến nơi khác theo quần áo, hành lý của khách du lịch. Chúng gây tai họa cho con người hàng trăm năm nay. Ban ngày chúng ẩn nấp ở các khe kẽ giường, tường nhà, khung tranh hoặc bất kỳ vị trí tối nào đó phù hợp với thân mình dẹt của chúng. Khi đánh hơi thấy vật chủ ( người vào giường ngủ) chúng bò ra khỏi nơi ẩn nấp và hút máu trong khoảng vài phút sau đó lại trỏ về nơi ẩn nấp. Rệp có thể nhịn ăn một năm hoặc lâu hơn. Thông thường cứ 5 – 10 ngày chúng hút máu 1 lần.

Cũng như các động vật chân khớp hút máu khác, rệp đốt người gây thương tích da và truyền một số bệnh như viêm gan B. Rệp đốt thường không đau, khi có ít vết cắn có thể bị bỏ qua. Thông thường, rệp cắn thành nhiều vết, tập trung thành nhóm hoặc thành dải đặc biệt. Ba dãy thương tổn có thể đó là hình ảnh của 3 bữa ăn của rệp (ăn sáng, trưa, và tối). Thương tổn rệp cắn thường là sẩn phù, trung tâm thường có chấm xuất huyết. Những người tăng nhạy cảm có thể phản ứng nổi bọng nước, mụn nước. Có thể thấy những đốm máu ở khăn trải giường.

3.7. Sâu bướm ( Caterpillars)

Thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptera), là bộ côn trùng lớn thứ hai. Có khoảng trên 100.000 loài sâu bướm khác nhau. Trong số đó, ước tính có khoảng 100 – 150 loài có thể gây viêm da tiếp xúc. Có nhiều giả thuyết về cơ chế gây viêm da của sâu bướm. Người ta cho rằng da bị viêm, kích ứng có thể là do lông của sâu bướm đâm vào da, do độc tố của lông truyền vào da hoặc do phản ứng của cơ thể qua trung gian tế bào với lông của sâu bướm. Thương tổn viêm da tiếp xúc do lông của sâu bướm đặc trưng là các sẩn đỏ xếp thành vệt. Lông sâu bướm có thể theo gió bay vào mắt gây viêm kết mạc hoặc hít phải gây viêm, dị ứng đường hô hấp.

Xử trí viêm da tiếp xúc do sâu bướm chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tại chỗ, những trường hợp nhẹ dùng các chế phẩm có chứa tinh dầu bạc hà, long não, những trườn hượp trung bình và nặng có thể dùng kem corticoid. Điều trị toàn thân dùng kháng histamin, trường hợp nặng có thể dùng corticoid toàn thân. Trường hợp đau nhiều có thể dùng các thuốc giảm đau toàn thân hoặc tê tại chỗ.

3.8. Rết (Centipede)

Rết thuộc phân ngành động vật nhiều chân (Myriapoda), động vật chân khớp, sống trên cạn, cơ thể gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một đôi chân,  là động vật ăn thịt về đêm. Rết cắn bằng một đôi vuốt độc nên rất đau. Loài rết Scolopendra hay gặp ở Tây Nam Mỹvà những vùng khác. Chúng cắn người khi môi trường sống của chúng bị đảo lộn. Thương tổn rết cắn là dát đỏ, nề, có khi nổi mụn nước, bọng nước, đặc biệt là đau buốt, đôi khi bội nhiễm hoặc loét. Người ta cũng đã gặp những trường hợp sau khi rết cắn bị tổn thương thận, co thắt mạch vành nhồi máu cơ tim…

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Văn Tiến của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)