duitnow casino

Bài 89: Ban xuất huyết scholein – henoch

BAN XUẤT HUYẾT SCHOLEIN – HENOCH

( Schonlein – Henoch purpura)

1. ĐẠI CƯƠNG

Ban xuất huyết Schonlein – Henoch ( HSP) là bệnh viêm mạch hệ thống thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi các ban xuất huyết ( ấn kính không mất màu ) nổi gồ trên da, không có giảm tiểu cầu, thường tập trung ở các vùng chịu áp lực như chi dưới, mông và kèm theo một số triệu chứng khác như đau khớp, viêm khớp, đau bụng, đái máu / protein niệu.

Bệnh được Schonlein và  Henoch ( người Đức ) mô tả lần đầu tiên năm 1837.

2. DỊCH TỄ BỆNH

Tỷ lệ bệnh Schonlein – Henoch khoảng 13 – 20 trên 100.000 trẻ dưới 17 tuổi với tuổi khởi phát chủ yếu trong giai đoạn 4 – 6 tuổi. Tại Việt Nam, HSP chiếm 4,63% bệnh máu và cơ quan tạo máu nhập khoa Huyết học lâm sàng bệnh viện Nhi trung ương.

Tỷ lệ nam / nữ: 1,2 – 1,6.

3. SINH BỆNH HỌC

Các yếu tố khởi phát bệnh như virus, thuốc, thức ăn… Cơ thể sinh ra kháng thể IgA, kháng thể này gắn vói kháng nguyên ban đầu tạo phức tạp hợp kháng nguyên kháng thể, sau đó phức hợp này lắng đọng ở tổ chức và mạch máu nhỏ, tại đây chúng kích thích bổ thể theo con đường mới sẽ tạo ra các mảng C3, C5a gây viêm tổ chức.

Xem thêm:  Bài 10: Sẩn ngứa

4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

4.1. Xuất huyết

–   Xuất huyết tự nhiên, thành từng đợt.

–   Hình thái: dạng chấm, nốt, nổi gờ trên mặt da.

–   Ban xuất huyết có lứa tuổi đều nhau.

–   Vị trí: thường đối xứng, thường gặp nhất ở chi dưới tạo thành hình bốt.

4.2. Triệu chứng tiêu hóa

–   Đau bụng từng cơn cấp tính

–   Nôn

–   Ỉa máu

4.3. Triệu chứng tại khớp

Sưng, đau khớp gối, cổ chân, khuỷu thành từng đợt khỏi nhanh, không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp.

4.4. Viêm thận

Phù, đái ít, đái protein, tăng huyết áp.

5. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

–   Các xét nghiệm đông máu: bình thường

–   Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng,, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, tỷ lệ bạch cầu ưa acid tăng. Hb giảm nếu nôn máu, ỉa máu nhiều.

–   Máu lắng tăng.

–   Xét nghiệm nước tiểu: hồng cầu niệu, protein niệu trong viêm thận.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Hoàng Văn Tâm của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).