duitnow casino

Bài 9: Viêm da cơ địa

VIÊM DA CƠ ĐỊA

(Linear IgA bullous dermatosis – LABD)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm da cở địa (VDCĐ) là một bệnh da thường gặp, hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em và có thể tồn tại suốt đời. Cơ chế bệnh sinh của viêm da rất phức tạp, có liên quan tới nhiều yếu tố như: sự bất thường chức năng hàng rào của da, tăng mãn cảm với các dị nguyên, nhiễm trùng, cơ địa.

Tỉ lệ bệnh viêm da cơ địa rất cao và khác nhau ở từng quốc gia. Ở Mỹ và một số nước Tây Âu, có khoảng 10-20% trẻ em và 1-3% người lớn bị bệnh này. Bệnh gặp ở cả 2 giới, tuy nhiên nữ hay bị hơn (tỉ lệ nữ/nam là 1,3/1,0). Trong những năm gần đây, tỉ lệ viêm da cơ địa tăng, kể cả ở những nước phát triển và các nước đang phát triển.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

2.1. Viêm da cơ địa ở trẻ <2 tuổi (giai đoạn ấu thơ)

 

  • Thường gặp ở trẻ em 2-3 tháng tuổi.
  • Thưởng tổn cơ bản là các mụn nước tập trung thành từng đám. Các mụn nước tiến triển qua các giai đoạn:
  • Giai đoạn tẩy đỏ: da đỏ, ngứa và có các mụn nhỏ li ti như hạt kê.
  • Giai đoạn mụn nước: trên nền da đỏ xuất hiện nhiều mụn nước bằng đầu đinh ghim, tập trung thành từng đám dày đặc.
  • Giai đoạn chảy nước/ xuất tiết: các mụn nước vỡ ra, chảy nước (còn gọi là “giếng chàm”). Thương tổn tẩy đỏ, phù nề rất dễ bội nhiễm.
  • Giai đoạn đóng vảy: các dịch khô dần, đóng vảy tiết màu vàng nhat. Nếu có bội nhiễm vảy dày màu nâu.
  • Giai đoạn bong vảy da: vảy tiết bong để lại lớp da mỏng, dần dần bị nứt ra bong thành các vảy da mỏng trắng. Da trở lại bình thường.
  • Vị trí: hay gặp ở má, trán, cằm. Tuy nhiên, có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng,… có tính chất đối xứng.
  • Triệu chúng cơ năng: ngứa nhiều.
Xem thêm:  Bài 22: Bệnh giang mai

 

2.2. Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2-12 tuổi

Hay gặp nhất là lứa tuổi từ 2-5.

  • Thương tổn cơ bản là các sẩn nổi cao hơn mặt da, tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hóa. Có thể gặp các mụn nước tập trung thành đám.
  • Vị trí thương tổn: mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷa tay, khoeo chân, cổ tay, mí mắt, thương tổn ở hai bên hoặc đối xứng.
  • Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.

2.3. Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn

Bệnh tiến triển từ giai đoạn trẻ em chuyển sang, một số khởi phát ở tuổi dậy thì, một số phát ở tuổi lớn hơn.

Thương tổn cơ bản: sẩn nổi cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám. Có thể có một số mụn nước kèm theo nhiều vết xước do gãi.

Vị trí khu trú của thương tổn hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷa tay, cổ tay, vùng hậu môn sinh dục, núm vú,…

Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.

2.4. Triệu chứng không điển hình/ Triệu chứng phụ

Ngoài những triệu chứng điển hình ở ba giai đoạn như đã mô tả, viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không điển hình. Các triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, giai đoạn nào của bệnh.

  • Khô da (xerosis)
  • Dấu hiệu vẽ nổi (dermographism)
  • Dễ bị dị ứng thức ăn
  • Mặt xanh xao (Facial pallo)
  • Dảy sừng nang lông (Keratosis pilaris)
  • Viêm kết mạc (conjunctivitis)
  • Vảy phấn alba (Pityriasis alba).
  1. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Xem thêm:  Bài 70: Hội chứng tăng nhạy cảm do thuốc

3.1. Tiến triển

Bệnh tiến triển dai dẳng, thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại chỗ, khí hậu, rối loạn tiêu hóa.

Thông thường bệnh tiến triển qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở viêm da cơ địa ở trẻ <2 tuổi. Thương tổn chảy nhiều nước, phù nề, da đỏ, ngứa nhiều.
  • Giai đoạn bán cấp: thương tổn giảm phù nề, giảm xuất tiết, khô hơn.
  • Giai đoạn mạn tính: hay gặp ở trẻ >10 tuổi, khoảng 50% số trẻ không khỏi bệnh và chuyển sang giai đoạn khu trú, dai dẳng, khó điều trị và có thể tồn tại đến tuổi người lớn.

3.2. Biến chứng

Mắt: viêm kết mạc dày sừng trong viêm da cơ địa với các triệu chứng ngứa, cảm giác bỏng, chảy nước mắt, tiết dịch có thể ảnh hưởng tới thị lực.

Nhiễm trùng: hay gặp nhất là nhiễm virus herpes (Eczema herpeticum). Tụ cầu vàng có mặt trên da sẽ gây bệnh bất kỳ lúc nào nếu có điều kiện thuận lợi (suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, loét thương tổn).

Viêm da bàn tay: đặc biệt đối với những người tiếp xúc với dầu mỡ, xà phòng, hóa chất.

Trong một số trường hợp do bội nhiễm không được điều trị kịp thời có thể gây thêm cầu thận cấp.

(Tài liệu được biên soạn bởi GS. TS. Trần Hậu Khang của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)

Xem thêm:  Bài 127: Loét mạn tính da