duitnow casino

Bài 96: Bệnh da nhạy cảm ánh sáng

BỆNH DA NHẠY CẢM ÁNH SÁNG

( Photosensitivity)

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh da nhạy cảm ánh sáng là một bệnh da hay gặp, xảy ra khi da phản ứng bất thường với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và khi trong các lớp biểu bì da có các chất cảm quang. Bệnh da nhạy cảm ánh sáng bao gồm: nhiễm độc ánh sáng ( phototoxic ) và dị ứng ánh sáng ( photoallergic ). Bệnh thường nặng vào mùa xuân hè, thuyên giảm về mùa đông.

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng đã được đề cập cách đây hơn 1000 năm. Thời Ai Cập cổ đại đã ghi nhận ứng dụng của psoralen ( chiết xuất từ thực vật ) kết hợp tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong điều trị một số bệnh da. Năm 1897, ở Anh à Mỹ ghi nhận trường hợp viêm da sau khi tiếp xúc với cây củ cần ( parsnips) và cây bạch chỉ ( angelica). Năm 1916, E. Freund quan sát thấy hiện tượng tăng sắc tố đặc trưng sau khi tiếp xúc với nước hoa chứa dầu thơm bergamot. Nhưng chưa có tác giả nào ghi nhận sự phản ứng với ánh sáng. Năm 1938, H. Kuske cho thấy furocoumarins gây tình trạng tăng nhạy cảm ánh sáng. Cho đến nay, đã ghi nhận hàng trăm chất, hóa chất và thuốc có thể gây ra phản ứng nhạy cảm ánh sáng. Do vậy, để tránh xảy ra hiện tượng này thì cần thiết phải xác định tính chất gây nhạy cảm ánh sáng của chất, thuốc đó trước khi đưa vào sử dụng và điều trị.

Xem thêm:  Bài 127: Loét mạn tính da

2. CƠ CHẾ BỆNH SINH

Ánh sáng mặt trời gồm 3 vùng: ánh sáng trắng – ánh sáng mà các tế bào võng mạc của mắt nguời cảm nhận được có bước sóng vào khoảng từ 400 – 700nm. Ánh sáng có bước sóng ngắn dưới 400nm còn gọi là tia tử ngoại, được chia làm 3 vùng: dưới 290nm được gọi là bước sóng cực ngắn C gần như 100% bị hấp thụ bởi tầng khí quyển nhưng nếu tầng khí quyển thủng nó sẽ tác động trực tiếp đến da của người sẽ gây ra những bệnh da do ánh sáng, đặc biệt là ung thư da; ánh sáng B có bước sóng từ 290 – 320 nm cũng phần lớn bị hấp thụ bởi tầng khí quyển của trái đất, chỉ một lượng rất nhỏ là lọt qua tác động đến da của chún ta gây ra một số bệnh da do ánh sáng; ánh sáng tử ngoại cuối cùng có bước sóng 320 – 400 nm còn gọi là bước sóng A, cũng phần lớn hấp thụ bởi khí quyển, một phần lọt qua tác động đến cơ thể con người gây ra một số bệnh da do ánh sáng. Còn bước sóng dài trên 700 nm ít gây nên các bệnh da.

Phản ứng nhạy cảm ánh sáng có thể xảy ra khi tiếp xúc với UVA và UVB. Tuy nhiên, thường gặp với UVA hơn.

Trong phản ứng nhiễm độc ánh sáng, ánh sáng đã được hoạt hóa gây phá hủy trực tiếp tế bào, không cần thời gian mẫn cảm và không qua cơ chế miễn dịch. Vì thế, nó có thể xuất hiện trong lần tiếp xúc đầu tiên. Các phản ứng phụ thuộc vào lượng tác nhân, mức bức xạ kích hoạt và số lượng các thụ thể hấp thụ ở da.

Xem thêm:  Bài 110: Bệnh mucin

Phản ứng dị ứng ánh sáng là qua trung gian miễn dịch, qua phản ứng quá mẫn muộn hoặc tức thì do IgE đáp ứng với tia cực tím. Do vậy, cần thời gian để bộ nhớ miễn dịch ghi nhận sau lần tiếp xúc đầu tiên. Do đó, không có phản ứng ở lần tiếp xúc đầu, còn ở những lần tiếp xúc tiếp theo thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Bệnh da nhạy cảm ánh sáng là bệnh mà ngoài yếu tố gây bệnh là ánh sáng còn phải có chất cảm quang ở các lớp biểu bì da. Chất cảm quang này có thể có nguồn gốc từ bên ngoài như một số thuốc và hóa chất như: cyclin, các hóa chất có nguồn gốc dầu mỏ như goudron, acridin – Anthracin, benzopyrin, naphalene, phenothren và một số thuốc khác như phenonthiazin ( promethazin, chloropromazin), sulphamid và các chất tương tự, các thuốc có halogn. Ngoài ra một số thuốc và hóa chất dùng đường toàn thân như nhóm cyclin, nhóm quinolon, nhóm kháng Histamin thế hệ 1, sulfamid, hematoporphyrin, các thuốc chống ung thư.

3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Các bệnh da do ánh sáng nếu được tư vấn để loại bỏ các chất cảm quang và được điều trị tích cực bằng các thuốc bôi, uống như đã nêu ở trên thì bệnh thuyên giảm, nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn.

4. PHÒNG BỆNH

–   Loại bỏ các chất cảm quang là thuốc, hóa chất, bôi, uống, ăn…

Xem thêm:  Bài 26: Bệnh u hạt bẹn hoa liễu

–   Hạn chế ra ngoài ánh sáng. Nếu ra ngoài ánh sáng phải sử dụng các biện pháp bảo vệ như đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài, không phơi nắng và trước khi ra ngoài nắng 30 phút phải bôi kem chống nắng với chỉ số bảo vệ cao, kể cả khi trời râm. Hoặc bôi một số chất có tác dụng như tấm chắn để bôi vùng hở như: oxyt kẽm, dioxyttitan hoặc dùng một số hóa chất có vai trò như tấm lọc như: acid para amino benzoyl, các este của acid phenyl – benzimidazole – fulfil, các hợp chất phenol.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Thân Trọng Tùy của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).