duitnow casino

Bài 110: Bệnh mucin

BỆNH MUCIN

(Mucinosis)

1. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh Mucin (Mucinosis) là một nhóm các rối loạn không đồng nhất do tích tụ bất thường chất mucin lan tỏa hay khu trú ở da.

Mucin là một hợp chất thuộc dưới ngoại bào của trung bì và được sản xuất một lượng nhỏ bở các nguyên bào xơ. Nó là một hợp chất vô định hình giống như hạch/thịt đông của acid glycosaminoglycan. Ở trung bì, thành phần chủ yếu của mucin là acid hyaluronic, ngoài ra còn có chondroitin sulfat và heparin.

Mucin có khả năng hút nước gấp 1000 trọng lượng của nó, do đó nó có vai trò duy trì cân bằng nước và muối ở trung bì. Trên mô bệnh học nhuộm HE, dấu hiệu quan trọng của lo lắng đọng mucin là những khoảng xanh sáng giữa các bó sợi collagen hoặc những khoảng trống ở trung bì. Để khẳng định, cần tiến hành nhuộm đặc hiệu như alcian blue, colloidal iron hay toluidine blue.

2. CĂN NGUYÊN BỆNH HỌC

Nguyên nhân tích tụ bất thường của mucin ở da chưa rõ. Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) và/hoặc cytokines có khả năng kích thích tổng hợp glycosaminoglycan. Nhiều bệnh mucin ở da có tăng nồng độ immunoglobulin huyết thanh đơn hoặc đa lòng như phù niêm xơ cứng (scleromyxedema), phù niêm trước xương chày (pretibial myxedema) hay mucin dạng sẩn (papulonodular mucinosis) trong bệnh lupus ban đỏ. Sự lưu hành interleukin 1 (IL-1), yếu tố hoại tử u (tumour necrosis factor-TNF), yếu tố phát triển/kích thích chuyển dạng bê-ta ) (transformong growth factor beta-TGF-β) có vai trò kích thích tổng hợp glycosaminoglycan ở da, có thể làm tăng sự lắng đọng mucin. Ngoià ra, giảm sự giáng hóa của mucin cũng có thể là một yếu tố sinh bệnh.

Bệnh mucin ở da có thể được phân làm 2 thể chính:

– Thể tiên phát: lắng đọng mucin là tiêu chuẩn chính trên mô bệnh học và gây nên những biểu hiện lâm sàng đặc trưng. Mucin tiên phát có thể chia làm 2 thể là thể viêm thoái hóa và thể u. Thể viêm thoái hóa lại được chia làm 2 dưới nhóm là ở trung bì và nang lông dựa trên vị trí lắng đọng mucin.

– Thể thứ phát: sự hiện diện của mucin chỉ là một đặc điểm phụ trên mô học như trong ung thư tế bào đáy, u hạt hình nhẫn, lupus ban đỏ, viêm bì cơ, khối u xơ thần kinh, u lympho…

Bài này chỉ đề cập đến các bệnh lý thoái hóa nhày tiên phát.

Phân loại bệnh mucin tiên phát ở da

Thể viêm thoái hóa (degenerative-inflammatory mucinosis)
Trung bì Nang lông
1. Phù niêm xơ cứng (scleromyxedema) 1.Bệnh mucin nang lông của Pinkus (follicular mucinosis of Pinkus)
2. Các thể khu trú của phù niêm lichen (localized variants of lichen myxedematosus) 2.1.Thể sẩn riêng rẽ

(discrete papular form)

2.2. Thể sẩn đầu cực dai dẳng

(acral persistent papular mucinosis)

2.3.Thể da ở trẻ nhỏ

(cutaneous mucinosis of infancy)

2.4.Thể cục/nốt

(nodular from)

3. Bệnh mucin da tự khỏi (self-healing cutaneous mucinosis) 3.1.Thể vị thành niên

(juvenile type)

3.2.Thể người lớn

(adult type)

 

4. Xơ cứng bì phủ (scleredema) 2. Bệnh mucin nang lông giống mày đay (urticaria-like follicular mucinosis)
5. Bệnh mucin liên quan với bệnh lý tuyến giáp (mucinoses associated with altered thyroid function) 5.1.Phù niêm trước xương chày

(localized (pretibial)myxedema)

5.2.Phù niêm lan tỏa

(generalized myxedema)

6. Mucin ban đỏ dạng lưới (reticular erythematosus mucinosis)
7. Mucin lupus da (cutaneous lupus mucinosis)
8. Mucin thành ổ ở da (cutaneous focal mucinosis)
9. Kén mucin ở ngón (digital mucous cyst-myxoid cyst)
10. Các thể khác (miscellaneous mucinosis):
1. Thể u (hamartomatous-neoplastic mucinos
2. Bớt mucin (mucinous nevus)
3. Angiomyxoma

 

3. LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

3.1. Lắng đọng mucin thể viêm thoái hóa

3.1.1.  Mucin ở trung bì (Dermal Mucinosis)

Bệnh phù niêm xơ cứng (scleromyxedema)

Scleromyxedema là một rối loạn tự phát, đặc trưng bởi những sẩn, màng chắc lắng đọng mucin và kèm tăng collagen ở trung bì. Bệnh nhân có thể bị bệnh lý gamma đơn dòng, có thể có biểu hiện hệ thống, thậm chí tử vọng. Đây là những đặc điểm quan trọng để phân biệt với các biến thể tại chỗ của phù niêm lichen (localized variants of lichen myxedematosus)- chỉ có tổn thương da duy nhất.

Bệnh được mô tả lần đầu bởi Dubreuilh vào năm 1906 và Reitman năm 1908, nhưng đến tận năm 1953 Montgomery và Underwood mới phân biệt rõ bệnh này với bệnh xơ cứng bì (scleroderma). Một năm sau, Gottron đưa ra thuật ngữ ‘scleromyxedema’ để chỉ thể lan tỏa và xơ hóa (generalized and sclerotic from). Mối liên quan giữa bệnh lý gama đơn dòng và scleromyxedema được mô tả đầu tiên vào năm 1963.

Scleromyxedema là một bệnh hiếm gặp, chủ yếu ở người trung niên, nam nữ tương đương. Cơ chế sinh bệnh chưa rõ. Vai trò của bệnh gama đơn dòng có liên quan với bệnh này hay không còn đang được tranh cãi.

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi nhiều sẩn nhỏ 2-3 mm, chắc, sáp, liên kết thành mảng lan tỏa, đối xứng. Vị trí hay gặp nhất là bàn tay, cắng tay, đầu, cổ, thân trên, đùi. Các sẩn thường sắp xếp thành dải như đường ray. Vùng da xung quanh thường bóng, rắn. Tổn thương dạng xơ cứng bì có thể xuất hiện, điển hình da vùng trán tạo nên những khía, rãnh xâu, dài. Niêm mạc và da đầu hiếm có tổn thương. Khi bệnh tiến triển, mảng thương tổn thương trở nên đỏ hoặc tăng sắc tố, thâm nhiễm, cứng, tổn thương gở cao do dày da làm trung tâm lõm xuống tạo dấu hiệu vành khăn (‘doughnut sign’), giảm vận động vùng tổn thương.

Bệnh có thể có các biểu hiện ở cơ quan nội tạng như thần kinh (bệnh lý thần kinh ngoại biên, hội chứng ống cổ tay, rối loạn thần kinh trung ương, hôn mê…), cơ khớp  (yếu cơ, bệnh lý khớp), phổi (bệnh phổi tắc nghẽn hoặc hạn chế), thận, tim mạch, tiêu hóa. Chức năng tuyến giáp bình thường.

Đa số bệnh nhân bị bệnh này có rối loạn tăng protein máu đơn dòng nhưng rất ít tiến triển thành đa u tủy xương.

Mô bệnh học đặc trưng bởi sự lo lắng đọng lan tỏa mucin ở phần nông và giữa lưới trung bì, kèm theo tăng bó sợ collagen, tăng sinh và sắp xếp bất thường của các nguyên bào xơ. Thượng bì có thể bình thường hoặc mỏng do áp lực của mucin và xơ ở phía dưới, xâm nhập viêm nhẹ quanh mạch máu các lympho bào. Mucin có thể lắp đầy thành các mạch máu của cơ tim hoặc khoảng kẽ ở thận, tụy, tuyến thượng thận và thần kinh.

Bệnh cần chuẩn đoán phân biệt với xơ cứng bì hệ thống, scleredema và các biến thể khu trú của nó.

Điều trị scleromyxedema thường kém hiệu quả. Các tổn thương nội tạng như suy hô hấp, bệnh lý não, nhiễm trùng có thể gây ra tử vong. Nhiều biện pháp điều trị được áp dụng với hiệu quả khác nhau: thuốc chống ung thư alkyl hóa, cyclophosphamide, methotrexate, chlorambucil,2-chlorodesoxyadenosine, corticosteriod toàn thân, tiêm hyaluronidase vào tổn thương, PUVA, UVA1, retinoid toàn thân, electron-beam thể, bảo mòn, truyền tế bào gốc máu tự thân… Đáp ứng một hoặc hoàn toàn có được ở 8/10 bệnh nhân điều trị bằng IVIg, trong khi điều trị với cấy ghép tế bào gốc đạt thoái lui tốt trong những trường hợp nặng.

Các thể khu trú của phù niêm lichen (localized variants of lichen myxedematosus)

           Đặc trưng bởi những sần, mảng chắc, màu sáp phân bố giới hạn chỉ vài vị trí của cơ thể. Chỉ có tổn thương da đơn thuần, không có liên quan với xơ cứng, tăng protein máu, biểu hiện hệ thống hay bệnh lý tuyến giáp.

– Thể sần rời rạc (discrete papular lichen myxedematosus): đặc trưng là các sần 2-5cm, số lượng từ vài đến hàng trăm, phân bố đối xứng ở chi và thân mình và hiếm gặp ở mặt, tiến triển chậm và không có biểu hiện toàn thân. Hiếm khi bệnh tự nhiên thuyên giảm.

– Thể sần đầu cực dai bằng (acrral persistent papular muciniosis): nhiều sẩn màu ngà đến màu da ở mặt mu bàn tay và mặt duỗi cẳng tay. Bệnh hay gặp ở giới nữ. Tổn thương tồn tại dai bằng mà không có biểu hiện hệ thống.

– Thể ở trẻ nhỏ (cutaneous mucinsis of infancy hay papular mucinosis of infancy): được mô tả bởi Lum vào năm 1980, sẩn chắc màu trắng đục ở vùng cánh tay (đặc biệt ở khuỷu tay) và thân mình, không có biểu hiện hệ thống.

– Thể lichen cục (nodular lichen myxedematosus): nhiều cục/nốt ở chi và thân mình, không có các sẩn.

Ngoài ra, còn có một số thể hiện liên quan đến nhiễm trùng (HIV,HCV) và tình trạng mhiễm độc.

Mô bệnh học thấy có tích tụ mucin ở vùng rung bì nông và giữa lưới trung bì, tăng sinh nguyên bào xơ và xơ hóa ít hoặc không có.

Các thể này cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có sẩn như u hạt hình nhẫn, lichen amyloid, lichen phẳng… đặc biệt cần phân biệt với phù niêm xơ cứng.

Bệnh không cần phải điều trị nhưng phải theo dõi. Corticoid tại chỗ có thể có tác dụng, một số thuốc khác như isotretinoin, pimecrolimus cũng có hiệu quả.

Bệnh mucin da tự khỏi (Self-healing cutaneous mucinosis)

Bệnh đặc trưng bởi nhiều sẩn cấp tính, đôi khi liên tiếp tạo thành mảng, phân bố ở cổ, đầu, bụng, đùi và các nodule dưới da kèm phù nề quanh mắt. Có thể có triệu chứng toàn thân (sốt, đau khớp, tăng nhạy cảm cơ) nhưng không có biểu hiện của tăng protein máu, rối loạn chức năng tuyến giáp. Bệnh thuyên giảm tự nhiên sau vài tuần đến vài tháng. Mô bệnh học, ở các sẩn thấy lắng đọng mucin với thâm nhập viêm nhẹ ở trung bì, tăng nhẹ nguyên bào xơ, ở các nốt/cục thì sự lắng đọng mucin ở sâu với các dải xơ và tăng sinh nhiều nguyên bào xơ.

Xơ cứng bì phù (scleredema)

Đặc trưng của thể này là tổn thương rắn, lan tỏa, đối xứng thường ở phần trên của cơ chế do da trùng bì và lắng đọng mucin.

Bệnh không thường gặp, có ở mọi chủng tộc. Thể liên quan đến đái tháo đường thường gặp ở nam giới, ngược lại những thể khác lại phổ biến ở nữ giới.

Bệnh có 3 thể:

Thể đơn giản: gặp chủ yếu ở phụ nữ trung tuổi, với tiền triệu sốt, mệt mỏi và nhiễm khuẩn (thường là liên cầu) ở đường hô hấp trên và dưới. Da ở vùng mặt cổ đột ngột trở nên cứng và lan ra thân mình, gốc chi trên. Mặt ít biểu cảm, mở miệng và nuốt khó do tổn thương của lưỡi và họng. Thế này thường xuyên giảm sau vài tháng.

Thể thứ hai có chung những đặc điểm lâm sàng với thể đơn giản nhưng tiền triệu thường kín đáo hơn, không có mệt mỏi, bệnh kéo dài hằng năm. Thể này thường có liên quan với bệnh lý gamma globulin đơn dòng.

Thể thứ ba khởi phát chủ yếu ở người đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh hay gặp ở người béo phì, trung niên, nam chiếm ưu thế. Khởi phát kín đáo và tồn tại dai dẳng. Lâm sàng là tổn thương mảng cứng, đỏ vùng sau cổ và lưng.

Cả ba thể trên đều có thể có các biểu hiện toàn thân như viêm thanh mạc, đau khớp, nuốt khó, viêm cơ, viêm tuyến mang tai và bất thường của tim, mắt (chứng liệt cơ mắt, suy tim xung huyết). Bệnh có thể liên quan với cường cận giáp, viêm khớp dạng thấp, u đảo tụy, đa u tủy xương, nhiễm HIV… Thể liên quan đến đái tháo đường có thể tử vong do tổn thương nội tạng.

Mô bệnh học: trung bì lưới dày lên, các bó collagen bị chia tách bởi khoảng sáng của mucin. Không tăng số lượng các nguyên bào xơ nhưng sợi elastic thì giảm. Mucin cũng có thể tích tụ trong căn cơ và tim.

Bệnh này cần phân biệt với xơ cứng bì, các bệnh lý lắng đọng mucin khác ở da và các bệnh lý dạng xơ cứng bì.

Điều trị rất phức tạp và tùy theo từng thể và biến chứng. Kiểm soát đường máu thường không ảnh hưởng gì đến tổn thương da mặc dù một số trường hợp thấy có cái thiện tổn thương da theo mức độ giảm đường máu. PUVA, cyclophosphamide liều pulse kết hợp uống corticosteroid, cyclosporin, truyền yếu tố XIII và chùm electron thấy có hiệu quả. Điều trị tích cực chỉ ở những bệnh nhân có mất chức năng hoặc có biểu hiện hệ thống.

Bệnh mucin có liên quan đến bệnh lý tuyến giáp (mucinoses associated with altered thyroid function)

Bệnh da do tuyến giáp (thyroid dermopathy):

Thương tổn lâm sàng đặc trưng bởi các sẩn, màng cứng do lắng đọng mucin. Các tổn thương này có thể gặp ở bất kì vị trí nào của cơ thể nhưng thường gặp nhất là mặt trước xương chày nên trước đây gọi là phù niêm trước xương chày (pretibial myxedema). Bệnh thường xuất hiện ở giái đoạn sau của cường giáp (hầu hết là bệnh Graves hay bệnh Basedow) nhưng cũng có thẻ xuất hiện sau khi bệnh tuyến giáp đã được điều trị ổn định. Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh Gaves bệnh cạnh dấu hiệu của bướu cổ, lồi mắt, ngón tay dùi trống. Bệnh hiếm khi xuất hiện ở bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto. Lâm sàng là các nốt chắc, không đau, đối xứng 2 bên, màu sắc khác nhau từ mùa đỏ đến màu da, phân bố khu trú hoặc lan tỏa, được ví như hình ảnh vỏ cam (peau d’organe). Đôi khi thương tổn lan tỏa gây các biểu hiện như phù chân voi, hay ảnh hưởng đến cả mặt, vai, chi trên, bụng dưới, cơ năng có thể đau và ngứa.

Cơ chế bệnh sinh còn nhiều tranh cãi, có thể do các kháng thể của bệnh truyền giáp kích thích các nguyên tế bào xơ tăng sản xuất mucin. Nguyên bào xơ ở trung bì của chi dưới được phát hiện là nhạy cảm với yếu tố kích thích này hiwn nguyền bào xơ ở những vị trí của cơ thể, chính vì vậy mà vị trí lâm sàng đặc trưng ở cằng chân.

Mô bệnh hịc: lắng đọng lượng lớn mucin ở trung bì dưới làm cho các bó sợi collagen bị chia cắt và trung bì dày lên. Thâm nhập viên các lympho bào quanh mạch máu và phần phụ caungx nhu các nguyên bào xơ hình sao. Sợi chun (elastic) giảm số lượng. Ngoài ra, còn có hiện tượng dày sừng và tăng sinh thượng bì.

Bệnh cần chuẩn đoán phân biệt cới lichen đơn dạng mạn tính, lichen phẳng thể quá phát, phù bạch huyết và phần chân voi do các ngyên nhân khác.

Điều trị bằng corticiod băng tịt hoặc tiêm vào tổn thương, băng ép thấy có hiệu quả. Điều trị bệnh cường giáp có thể giúp cải thiện tổn thương trong một số trường hợp nhưng thường hay tái pháy. Tuy nhiên bệnh cs thể tự thuyên giảm hoàn toàn sau vài năm.

-Phù niêm lan hỏa (generalized myxedenma):

Phù niêm lan tỏa là một trong những biểu hiện của suy giáp nặng có thể do thiếu hụt về số lượng hoặc chức năng của thyroxine (hormon tuyến giáp) dần đến giảm thoái hóa hơn là tăng tổng hợp mucin.

Suy giáp có thể bẩm sinh, ở thanh thiếu niên hoặc người lớn. suy giáp bẩm sinh gặp 1/5000 sơ sinh gây nên biểu hiện lâm sang đặc trung như còi cọc, chậm phát triển tinh thần và các biểu hiện da và hệ thống. mô quanh mắt, lưỡi, môi, sinh dục sưng nề, da khô, lạnh, xám, nón, tóc khô, giòn và có thể rụng từng mảng. Suy giáp ở thanh thiếu niên xuất hiện ở nhưng đứa trẻ trước đây có tuyến giáp bình thường với lâm sàng gồm vóc người ngắn, phát triển thể chất và tinh thần bất thường, chậm trường thành giới (chậm phát dục), giảm khả năng học tập. Suy giáp ở người lớn là thể phổ biến nhất, chủ yếu gặp ở phụ nữ 40-60 tuổi và thường là kết quả bệnh lý tự miễn (viêm tuyến giáp Hashimôt), sau điều trị cường giáp (thường là bệnh Graves) hoặc có thể do suy tuyến yên hoặc dưới đồi. Triệu chứng ban đầu là kín đáo bao gồm trì trệ về thể chất và tinh thần, tăng cân,táo bón,chuột rút ở chân, mất cảm giác ngon miệng và kém chịu lạnh, về mặc đần đoọn, mi mắt môi, lưỡi và bàn tay sưng phù, mũi rộng, nói khàn, lắp bắp. da tái, lạnh, sáp, khô, không có mồ hôi có thể dẫn đến váy cá mắc phải hoặc eczema. Lòng bàn tay chân vàng nhạt do sự xuất hiện của caroten tring máu. Tóc, móng khô, giòn và thường thấy rụng tóc lan tỏa không sẹo. xuất huyết ở chân tay, giãn mạch ngón tay màu xanh, chậm liền vết thương và xanthoma có thể gặp. biểu hiện hệ thống bao gồm tim to,, giãn đại tràng, tắc ruột, triệu chứng tâm thần kiều của bệnh Alzheimer, viêm thanh dịch, hội chứng ống cổ tay và liệt dây VII.

Hình ảnh mô bệnh học có lắng đọng mucin chủ yếu quanh mạch và quanh nang lông, giữa các bó collagen và có thể lan tỏa vào cả mô mỡ và thần kinh. Nguyên bào xơ khôn tăng sinh về số lượng. lắng đọng mucin ở não có thể là căn nguyên của các triệu chứng tâm thần kinh.

Khi nghi ngờ chẩn đoán trên lâm sàng, cần làm xét nghiệm T4 tự do trong máu, nếu giảm giúp khẳng định chẩn đoán. Nồng độ TSH huyết thanh cao trong suy giáp tiên phát và thấp trong suy giáp thứ phát.  

Phát hiện và điều trị sớm suy giáp là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần của bệnh nhân. Các triệu chứng thường thuyên giảm khi dùng hormon thay thế và tái phát laiị nếu ngừng thuốc. Những vùng rụng tóc mọc trở lại nếu điều trị thích hợp. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể tử vong do hôn mê phù nêm (myxedema coma).

Thoái hóa nhày ban đỏ dạng lưới (Reticular erythematous mucinosis)

Bệnh đặc trưng bởi những mảng sẩn đỏ, tăng lên do ánh sáng, tồn tại dai dẳng ở vùng giữa lưng và ngực. Các sẩn thường có dạng lưới hoặc hào với nhau giống như mạng lưới. Thuật ngữ ‘reticular erythematous  mucinosis’ được Steigleder và cộng sự đưa ra vào năm 1974 nhưng những ca lâm sàng đầu tiên được mô tả từ năm 1960 bởi Perry và cộng sự.

Thoái hóa nhày ban đỏ dạng lưới là một rối loạn hiếm gặp, chủ yếu ở phụ nữ trung niên, ánh sáng có thể là căn nguyên hoặc yếu tố kích thích.

Biểu hiện lâm sàng là các sẩn, dát màu hồng đên đỏ xen kẽ với nhau thành đám đạng lưới ở vùng giữa lưng và ngực, đôi khi tổn thương lan đến bụng và thường có ngứa nhẹ. Tiếp xúc với ánh sáng thường làm bệnh nặng lên. Bệnh thường không liên quan đến các bệnh lý toàn thân.

Hình ảnh mô bệnh học: thượng bì bình thường, lắng đọng ít mucin ở khoảng kẽ của trung bì nông, thâm nhiễm lympho quanh mạch máu, đôi khi quanh nang lông.

Một số bệnh cần chẩn đoán phân biệt như lupus đỏ dạng đĩa, lupus timidus, lang ben, viêm da dầu.

Thuốc kháng sốt rét (hydroxychloroquine) thường có hiệu quả điều trị sạch tổn thương trong 2-6 tuần. Corticoid tại chỗ và toàn thân, bôi kem chống nắng và tacrolimus, kháng histamin, tetracyclin, cyclosporin và UVB hiệu quả thay đổi. Bệnh có thể tự thuyên giảm hoàn toàn.

Thoái háo nhầy lupus da (cutaneous lupus mucinosis)

Bệnh xuất hiện ở 1,5% bệnh nhân lupus ban đỏ, đồng thời hoặc trước khi có biểu hiện của lupus. Tổn thương là các nốt, sẩn 0,5-2 cm màu da hoặc đỏ nhạt, không có triệu chứng. Vị trí hay gặp là vùng lưng, vùng chữ V ở cổ, chi trên. Vài trường hợp bệnh xuất hiện hoặc nặng hơn sau khi tiếp xúc với ánh sáng.

Mô bệnh học: lắng đọng rất nhiều mucin ở trung bì nông và giữa, có thể lan đến mô mỡ, thâm nhập viêm lympho quanh mạch máu từ nhẹ đến dày đặc. Mucin cũng có thể có ở cả mô mỡ. Thượng bì không có những thay đổi như của lupus ban đỏ nhưng có lắng đọng Ig và /hoặc C3 dạng dải hoặc hạt ở màng đáy.

Điều trị giống như điều trị bệnh lupus ban đỏ kết hợp với chống nắng, corticoid tại chỗ, kháng sốt rét. Nếu không đáp ứng có thể điều trị corticoid toàn thân.

Thoái hóa nhày thành ổ ở da (cutaneous focal mucinosis)

Thương tổn lâm sàng đặc trưng là những sẩn, nốt màu da kích thước dưới 1cm, vị tri bất cứ đâu ngay cả trong khoang miệng. Bệnh gặp chủ yếu ở người lớn và hiếm khi liên quan với bệnh lý tuyến giáp. Đây không phải là một khối u thật sự.

Mô bệnh học: lắng đọng mucin phân tán từ trung bì nông đến giữa, lan đến mô mỡ. Có khoảng không giống như những kha nứt nhưng không phải là kén hay ổ, giới hạn không rõ. Tăng sinh các nguyên bào xơ hình sao hoặc mạng nhện, không có sợi elastic và sợi lưới, số lượng mạch máu thì bình thường.

Kén thoái hóa nhày ở ngón (digital mucous cyst-myxoid cyst)

Thương tổn là các kén nhầy ở vùng ngón tay chân với vị trí điển hình ở khớp gian đốt ngón xa hoặc ở đầu gần của nếp móng. Thương tổn có hình vòm, có thể nhìn thấy được dịch bên trong, nếu chọc tổn thương có thể thấy dịch nhầy chảy ra.

Mô bệnh học có hình ảnh giả kén ở giữa là khoảng không lắng đọng của mucin, lót bên ngoài là một lớp vỏ xơ.

Một số bệnh lý mucin khác (miscellaneous mucinoses)

Thể bệnh lý thần kinh, thể mucin quanh nang lông và các tuyến eccrine, thoái hóa nhày có tính chất gia đình…

3.1.2. Mucin nan lông tiên phát (primary follicular mucinosis)

Mucin tích tụ tiên phát trong biểu bì nang lông bao gồm 2 thể: mucin nang lông của Pinkus (Pinkus’follicular mucinosis) và mucin nang lông dạng mày đay (urticaria-like follicular mucinosis). Ngoài ra, thoái hóa nhày nang lông cũng có thể là một hiện tượng phụ trên mô bệnh học trong thoái hóa nhày thứ phát hầu hết liên quan với u lympho T ở da.

Bệnh mucin nang lông của Pinkus (follicular mucinosis-Pinkus’follicular mucinosis)

Bệnh được mô tả năm 1957 bởi Pinkus, gặp chủ yếu ở trẻ em và người lớn 30-40 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi sự lắng đọng mucin trong cấu trúc biểu bì nang lông. Đây là một thể bệnh lành tính, tự phát, dường như không liên quan với u lympho. Lâm sàng là phát ban cấp hoặc bán cấp ở trẻ em hoặc người trưởng thành trẻ tuổi với một hoặc vài mảng màu hồng (đôi khi có vảy hoặc các mảng được hình thành từ tập hợp những sẩn ở nang lông). Vị trí giới hạn ở mặt, da đầu và có rụng tóc. Có thể có tổn thương dạng nốt, viêm nang lông dạng trứng cá. Ngược lại bệnh thoái hóa nhày nang lông thứ phát đặc trưng bởi sự phân bố thương tổn lan tỏa hơn, số lượng các mảng nhiều và lớn hơn. Bệnh chủ yếu gặp ở nhóm người cao tuổi hơn và có thể liên quan với viêm da cơ đại và u lympho T hơn là thể tiên phát.

Mô bệnh học: tích tụ mucin trong biểu bì của nang tóc và tuyến bã làm các tế bào keratin mất liên tục. Ở độ phóng đại to hơn, nang lông như là các kén chứa mucic, có tế bào viêm và tế bào keratin bị biến đổi. Xâm nhập viêm quanh nang lông gồm tế bào lympho, ái toan và mô bào.

Cần chẩn đoán phân biệt giữa thoái hóa nhày nang lông tiên phát và thứ phát.

Điều trị: không có biện pháp đặc hiệu. Thể tiên phát có thể tự thuyên giảm trong vòng một năm. Một số phương pháp điều trị như corticoid tại chỗ, tiêm nội tổn thương. Điều trị toàn thân: PUVA, dapson, kháng sốt rét, indomethacin, minocyclin, uống isotretinoin, interferon α-2b, xạ trị trực áp, UVA1 cũng có hiệu quả. Với thể thứ phát, cần điều trị bệnh nền.

Bệnh mucin nang lông kiểu mày đay (urticaria-like follicular mucinosis)

Bệnh hiếm gặp, chủ yếu ở nam giới trung niên. Lâm sàng là các sẩn, mảng sẩn mề đay, ngứa xuất hiện ở vùng đầu và cổ, khi tổn thương giảm, các dát đỏ tồn tại trong vài tuần. Bệnh không liên quan với các bệnh lý toàn thân, có thể tự thuyên giảm.

Giống như trong thoái hóa nhày nang lông tiên phát, các kén chứa đầy mucin tại nang lông. Ở trung bì nông, tế bào lympho và ưa acid xâm nhập qua mạch máu và nang lông.

3.2. Lắng đọng mucin thể u tiên phát (primary hamartomatous-neoplastic mucinoses)

3.2.1. Bớt mucin (mucinous nevus)

Bớt mucin là một bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải. Tổn thương cơ bản là những màng dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể.

Mô bệnh học: lắng đọng mucin lan tỏa ở trung bì nông, không có mặt của collagen và elastic trong vùng lắng đọng mucin. Thượng bì có thể bình thường hoặc có thể tăng gai, mào thượng bì và trung bì giãn rộng và tăng sừng giống như trong bớt thượng bì.

3.2.2. U mạch niêm (angiomyxoma-myxoma)

Đây là một khối u lành tính, mắc phải, có thể đơn độc hoặc nhiều khối u, không có bất thường về hệ thống. Thể nhiều khối u có thể nằm trong phức hợp Carney (Carney complex) bao gồm phù niêm ở da, tim, nhiều nốt ruồi, nhiều nhớt xanh, tuyến nội tiết hoạt động quá mức. Mô bệnh học: phù niêm ở da tổn thương dạng thùy/ổ với đặc trưng là mucin ở trung bì và hạ bì với các nguyên bào xơ, tế bào mast, vài bó collagen và sợi reticulin. Giãn các mạch máu là một đặc điểm điển hình. Phù niêm mạch cần phân biệt với các thể mucin ổ ở da (cutaneous focal mucinosis) vì đây là một khối u thật sự với kích thước lớn hơn, lắng đọng mucin thành ổ/thùy với giới hạn rõ, mạch máu tăng sinh giãn rộng, có biểu mô lót trong.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS.TS.Nguyễn Văn Thường)

Xem thêm:  Bài 51: Viêm mô bào