duitnow casino

Bài 112: Lẳng đọng calci ở da

LẮNG ĐỌNG CALCI Ở DA

(Cutaneous calcification)

1. ĐẠI CƯƠNG

Lắng đọng calci (calcinosis cutis) là một thuật ngữ dùng để mô tả một nhóm các rối loạn dẫn đến hình thành calci ở da. Lắng đọng calci được Virchow lần đầu tiên mô tả vào năm 1855. Lắng đọng calci ở da được phân thành 4 loại chính theo nguyên nhân: thiểu dưỡng, di căn, do điều trị và tự phát.

Trong tất cả các trường hợp của lắng đọng calci ở da, các hợp chất không hòa tan calci lắng đọng trong da do yếu tố tại chỗ và/hoặc hệ thống. Muối calci lắng đọng bao gồm chủ yếu là các tinh thể hydroxyapatite hoặc calci phosphat. Sinh bệnh học của của lắng đọng calci chưa được hoàn toàn hiểu rõ. Một loạt các yếu tố góp phần gây lên các hình ảnh lâm sàng khác nhau.

2. SINH BỆNH HỌC

Các yếu tố chuyển hóa và vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lắng đọng calci ở da. Khi nồng độ calci và/hoặc tăng phosphate trong máu tăng, calci phosphat vượt quá 70 mg/dl dẫn đến hiện tượng lắng đọng calci trước khi có thương tổn ở các mô. Nồng độ calci phosphat ngoại bào cao có thể dẫn đến gia tăng nồng độ nội bào và dẫn đến kết tủa tinh thể. Ngoài ra, các mô bị hoại tử dẫn đến acid hóa môi trường mô làm tăng tác nhân calci hóa, giảm chất ức chế calci hóa gây xuất hiện một dòng ion calci dẫn đến một nồng độ calci trong tế bào cao. Tổn thương mô cũng có thể dẫn đến biến tính protein làm tăng liên kết phosphate. Calci sau đó phản ứng với các ion phosphate dẫn đến kết tủa calci phosphat.

Xem thêm:  Bài 119: Bệnh u xơ thần kinh

Hầu hết các tổn thương của lắng đọng calci tiến triển từ từ và không có triệu chứng. Tuy nhiên, tiến triển phụ thuộc vào nguyên nhân của sự lắng đọng calci.

Bệnh nhân lắng đọng calci thể thiểu dưỡng có liên quan nhiều đến nhóm bệnh tổ chức liên kết tự miễn như viêm bì cơ, xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng chồng lấp.

Bệnh nhân bị lắng đọng calci di căn thường có tiền sử suy thận mạn tính, cường giáp, khối u ác tính…

Lắng đọng calci vô căn thường không liên quan đến bệnh tật hoặc chấn thương trước đó.

3. LÂM SÀNG

Lắng đọng calci do điều trị thường có tiền sử nằm viện trước đó liên quan tới làm thủ thuật tại chỗ hoặc truyền dung dịch chứa calci.

Thường tổn thương cơ bản là những sẩn, mảng, cục màu hơi trắng, cứng ở dưới da phân bố theo từng rối loạn đặc biệt. Những tổn thương này đôi khi có thể được gắn với một chất vàng-trắng. Các tổn thương có thể loét, đùn chất phấn, đùn trắng. Hầu hết các tổn thương không có triệu chứng, mặc dù một số có thể dẫn đến hạn chế vận động khớp. Khhi bệnh nặng có thể gây vôi hóa mạch máu dẫn đến thiếu dưỡng, hoại tử da.

Lắng đọng calci thiếu dưỡng: lắng đọng thường khu trú ở vị trí mô bị tổn thương, đôi khi lắng đọng calci lan tỏa.

Xem thêm:  Bài 76: Á lao sẩn hoại tử

Lắng đọng calci di căn: lắng đọng lan tỏa, calci lắng đọng nhiều thường được tìm thấy xung quanh các khớp lớn, chẳng hạn như đầu gối, khuỷu tay, vai, phân bố đối xứng. Lắng đọng có thể xuất hiện ở tim, gan, thận, dạ dày, mạch máu.

Lắng đọng calci vô căn: lắng đọng thường khu trú ở một vùng cơ thể.

Lắng đọng calci do điều trị: lắng đọng thường hình thành tại vị trí làm thủ thuật xâm lấn.

4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Hạt tophi trong bệnh gout

Tăng sản xương

Lắng đọng cholesterol dưới da

Hyperoxaluri

Milia

5. CẬN LÂM SÀNG

Sinh thiết thương tổn để chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh lắng đọng calci.

Nếu thực hiện xét nghiệm nồng độ của calci trong huyết thanh, phosphat vô cơ, phosphate kiềm, creatinin, nồng độ albumin, hormone tuyến giáp, vitamin D. Chụp cộng hưởng từ để xác định vị trí lan tỏa của lắng đọng calci tại các mô.

Nếu có thương tổn loét thì nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.

(Tài liệu được biên soạn bởi Ths.BS. Qúach Thị Hà Giang)