duitnow casino

Bài 17: Bệnh rám má

BỆNH RÁM DA

(Melasma)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Rám má là bệnh da tăng sắc tố mắc phải có căn nguyên và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp. Thương tổn cơ bản của bệnh là các dát hoặc các mảng màu nâu đen đối xứng ở vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vị trí thường gặp là 2 má, môi trên, cằm và trán.  Bệnh tuy lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Ở phụ nữ, bệnh có thể tự phát hoặc có liên quan đến giai đoạn mang thai.

  1. NGUYÊN NHÂN
  • Yếu tố gen đó vai trò chính trong cơ chết bệnh sinh của rám má:
  • Bệnh gặp chủ yếu ở nữ.
  • Người có nước da sáng có tỷ lệ bị bệnh rám má cao hơn.
  • 30% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị rám má.
  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm oxy hóa lipid ở tế bào đáy, làm giải phóng các gốc tự do, các chất này kích thích tế bào sắc tố tăng sản xuất melanin.
  • Hormon: là nguyên nhân gây bệnh đối với một vài trường hợp, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Cơ chế tác động của hormon gây rám má cho đến nay vẫn chưa rõ. Nồng độ các hormon estrogen, progesteron và hormon kích thích tế bào sắc tố (melanocyte-stimulating hormon – MSH) thường tăng ở giai đoạn 3 của thay kỳ. Tuy nhiên, nồng độ các hormon này ở những bệnh nhân chưa sinh đẻ lại bình thường. Bệnh tái phát lại khi sử dụng viên thuốc tránh thai tổng hợp hoặc sử dụng diethystilbestrol để điều trị ung thư tiền liệt tuyến.
  • Ngoài ra, nghiên cứu của một số tác giả cho thấy những người là việc ở các nhà máy hóa dầu, những người bán dầu mỡ và công nhân các nhà máy sản xuất nước hoa… cũng có tỷ lệ bị rám má cao hơn nhóm dân cư bình thường.
  1. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Xem thêm:  Bài 75: Hồng ban nút

Cơ chết bệnh sinh của rám má cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Một số trường hợp có mối liên quan trực tiếp với nồng độ hormon nữ, bởi vì thấy sự xuất hiện bệnh ở những phụ nữ có thai hoặc những phụ nữ sử dụng viên tránh thai tổn hợp.

Một số tác giả cho rằng, sử rối loạn nội tiết liên quan đến các nội tiết tố, đặc biệt là estrogen. Estrogen tác động đến các tế bào sắc tố làm cho các sắc tố bào tăng cường sản xuất các hạt melanin và vận chuyển chúng sang các tế bào tạo sừng tạo nên hình ảnh sạm da ở vùng hở, đặc biệt là hai bên gò má. Cho nên bệnh được gọi là rám má hay nám má.

  1. LÂM SÀNG

Thương tổn cơ bản là các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen.

Màu sắc có thể đồng đều có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi hai mươi và ở tuổi tiền mãn kinh nhưng đôi khi tổn thương xuất hiện trước cả khi dậy thì và đôi khi có những người tận đến 50-60 tuổi mới xuất hiện.

Xem thêm:  Bài 7: Bệnh Duhring – Brocq

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương người ta chia rám má thành các thể lâm sàng khác nhau:

  • Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má.
  • Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.
  • Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng cả thái dương, trán hoặc mũi.
  • Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan tỏa ở mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên.

Dựa vào vị trí khu trú của tổn thương người ta chia ra:

  • Rám má thượng bì chủ yếu là các dát màu nâu, vàng nâu…
  • Rám má trung bì: tổn thương khu trú hoàn toàn trung bì, trên lâm sàng là các dát sắc tố xanh, xanh đen, bờ thường rõ, kích thước nhỏ.
  • Rám má hỗn hợp: tổn thương khu trú ở cả thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát tăng sắc tố có màu không đồng đều, có vùng, chỗ vàng nâu, chỗ nâu đen, xanh đen, xen kẽ nhau.
  1. CẬN LÂM SÀNG

5.1. Xác định vị trí khu trú của tổn thương

Dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.

Xem thêm:  Bài 117: Dảy sừng lòng bàn tay chân

5.2. Mô bệnh học

  • Bề dày của thượng bì bình thường.
  • Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ.
  • Các melanocyte và các tế bào sừng ngay trên lớp đáy có sự lắng đọng dày đặc các hạt melanin màu nâu đen.
  • Số lượng tua gai của các tế bào sắc tố tăng cao.
  • Có sự lắng đọng của melanin ở các tế bào melanophage ở trung bì.
  • Thoái hóa, đứt gãy các sợi elastin ở trung bì (do hậu quả của các tia tử ngoại)
  1. PHÒNG BỆNH

Để tránh bệnh phát sinh:

  • Bảo vệ bằng đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc áo dài khi ra nắng.
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.
  • Điều trị các ổ viêm nhiễm
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe – phát hiện các rối loạn nội tiết trong cơ thể để chỉnh kịp thời.
  • Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Nguyễn Văn Thường của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)