duitnow casino

Bài 38: Các bệnh nấm nông

CÁC BỆNH NẤM NÔNG

(Superficial mycoses)

1. ĐẠI CƯƠNG

Nhiễm nấm Dermatophyte được miêu tả từ thời cổ đại. Vào giữa thế kỷ thứ 19, David Grudy cùng các tác giả khác là Remak, Schoenlein, Lebert, Malmsten và Robin tiến hành các nghiên cứu chính trên nấm. Năm 1865, Beigel đầu tiên miêu tả nấm mốc piedra sau khi phân lập từ bộ tóc giả. Những năm 90 của thế kỷ 19, Cerqueira lần đầu tiên miêu tả nấm da nigra, tên ban đầu là nấm sừng bàn chân màu đen ‘keratomycosis nigricans palmaris’. Đến năm 1890, nhiều cách miêu ta, đặt tên và phân lập nguyên nhân gây bệnh được sử dụng. Năm 1892, tác giả Raymond Sabouraud đã tạo ra môi trường nuôi cấy Sabouraud và được sử dụng đến ngày nay. Năm 1920, Hopkin và Benham mở ra các nghiên cứu thực sự về nấm trên cơ thể người.

Nấm da nigra và tóc piedra xuất hiện điển hình ở vùng khí hậu nhiệt đới, cả ở hai giới và các lứa tuổi (nhưng hay gặp hơn ở người trẻ). Trichosporon beigelii gây bệnh nấm tóc peidra trắng cũng được cho là nấm cơ hội. Một số nấm dermatophytes hạn chế trong địa dư (T.concentricum ở nam Thái Bình Dương và Bắc Mỹ), một số khác có thể phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới (Trichophyton rubum). Ngoài ra, các yếu tố dịch tễ như kinh tế xã hội, nghề nghiệp, không khí, thói quen sinh hoạt cũng tác động vào tỷ lệ mắc bệnh. Nấm nông dermatophytes thường xuất hiện giai đoạn sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nấm da đầu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trước dậy thì mà yếu tố nguy cơ là sự tiếp xúc với người trong nhà bị nấm da đầu hay nấm bàn chân hay với các yếu tố môi trường như mũ đội đầu, bàn chải, dụng cụ cắt tóc. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch không có sự tăng về tỷ lệ nhiễm nấm, tuy nhiên mức độ bệnh nặng và/hay tái phát hơn. Mặc dù nấm xuất hiện cả hai giới, nhưng nam giới thường gặp nấm bàn chân, nấm bẹn và nấm quanh móng hơn nữ giới.

2. CĂN SINH BỆNH HỌC

Nấm nông là nhiễm nấm chỉ xâm nhập vào tổ chức sừng, ví dụ lớp sừng thượng bì, lông bì, lông, tóc và móng. Tùy vào mức độ xâm nhập của nấm và đáp ứng miễn dịch của cơ thể mà trên lâm sàng có biểu hiện viêm hạn chế hoặc viêm rõ.

Biểu hiện Bệnh nấm Nguyên nhân hay gặp
Viêm hạn chế Lang ben

Nấm nigra

Piedra đen

Piedra trắng

Malassezia furfur, M.globosa…

Hortaea werneckii

Piedraia hortae

Trichosporon beigeli

Viêm Nấm đầu, râu, mặt, thân, bẹn, móng, bàn chân, bàn tay

Candida da

Trichophyton, Microporum, Epidermophyton

Candida albicans và loài Candida khác

 

Hortaea werneckii (tên trước kia Exophiala werneckii) và Piedraia hortae là 2 nguyên nhân từ môi trường. He.werneckii có thể được tìm thấy trong đất và nước thải và thậm chí cả trong vòi hoa sen trong điều kiện ẩm ướt. Piedra là nhiễm nấm nông ở thân tóc. Nghĩa của từ Piedra thực sự là ‘đá’ và các thành phần nấm kết dính với nhau để tạo thành các nốt hoặc ‘đá’ dọc theo thân tóc. Nguồn tiếp xúc với P.hortae (Piedra đen) được cho là từ đất. Không có sự lây truyền nấm từ người sang người. T.beigelii (Peidra trắng) được lây từ môi trường. Tuy nhiên, đôi khi nấm là một phấn của hệ thực vật bình thường của da và niêm mạc, đặc biệt là ở bẹn và nách.

Nấm nông (dermatophytoses) là nhiễm nấm do 3 chủng nấm có khả năng xâm nhập, nhân lên ở trong tổ chức sừng (lông, tóc, da và móng). Do đặc tính giống nhau về sinh học, hình dạng và sinh bệnh học nên chúng được gọi tên là nấm dermatophytes gồm Microsporum, Trichphyton và Epidermophyton.

Nấm deratophytes không phải là tác nhân nội sinh. Sự xâm nhập của nấm tới người theo 3 con đường lây truyền. Mặc dù nấm dermatophyte chỉ xâm nhập và gây bệnh ở lớp sừng, không hai. nhưng đôi khi nhiễm nấm mạn tính và lan rộng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Giai đoạn đầu tiên của nhiễm nấm liên quan đến việc tiếp xúc và kết dính của mầm bệnh (bào tử dạng arthroconidia) tới da.

Bảnh phân loại nấm dermatophyte dựa trên cách lây truyền

TT Phân loại Cách lây truyền Biểu hiện lâm sàng đặc trưng
1 Anthropopphilic Từ người sang người Viêm nhẹ hoặc không, mạn tính
2 Zoophilic Từ động vật sang người Viêm nặng (mụn mủ và có thể có mụn nước), cấp tính
3 Geophilic Từ đất sang người hoặc động vật Viêm trung bình

 

Nấm dermatophytes có khản năng sản xuất ra men keratinase (men phá vỡ chất sừng) cho phép nấm xâm nhập vào tổ chức sừng. Mannans ở thành tế bào nấm có khả năng ức chế miễn dịch. Ở nấm T.rubrum, mannans cũng có thể giảm tăng sinh của tế bào sừng dẫn đến không bị loại bỏ do quá trình bong vảy sừng. Cơ chế này cũng gây nên tình trạng viêm mạn tính của nhiễm nấm do T.rubrum, mannans cũng có thể giảm tăng sinh của tế bào sừng dẫn đến không bị loại bỏ do quá trình bong vảy sừng. Cơ chế này cũng gây nên tình trạng viêm mạn tính của nhiễm nấm do T.rubrum. Khi nấm xâm nhập kích thích yếu tố vật chủ phản ứng lại như sản xuất các chất ức chế men protease, hormon dẫn đến ức chế sự xâm nhập của nấm.

Mức độ nặng lâm sàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố của cơ thể: chất bã có khả năng ức chế nấm dermatophytes, chính vì vậy mức độ hoạt động của bệnh phụ thuộc vào số lượng và hoạt động của tuyến bã tại vùng da khác nhau; phá vỡ hàng rào da hoặc tình trạng da ẩm ướt có thể tăng khả năng xâm nhập của nấm; sự nhạy cảm có thể mang tính di truyền hoặc khả năng của hệ miễn dịch chống lại nấm xâm nhập và nhân lên.

Nấm thân: là tình trạng nhiễm nấm dermatophytes trên da ở thân mình và các chi ngoại trừ lông, tóc, móng và nếp gấp. Nhiễm nấm thường hạn chế ở lớp sừng thượng bì và hay gặp ở vị trí vùng da hở, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào. Nấm thân gặp chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Bất kỳ tác nhân nấm dermatophytes đều có thể gây bệnh nhưng hay gặp nhất là T.rubrum, tiếp đến là T.mentagrophytes.

Bảng nấm dermatophytes hay gặp gây nấm thân

Nấm dermatophytes Lâm sàng
Anthropophilic
Trichophyton rubrum Hay khu trú ở nang lông; tạo vòng đồng tâm; tái xuất hiện; nguyên nhân gây u hạt Majocchi; nguyên nhân hay gặp nhất
Trichophyton tonsurans Thường gặp ở người lớn chăm sóc trẻ nhỏ bị nấm
Epidermophyton floccosum Hay gặp ở vùng bẹn, chân; tên khác eczema marginatum
Trichophyton concentricum Tên khác nấm nhiều lớp (tinea ibricata) hay vảy rồng; mạn tính
Trichophyton mentagrophytes var.interdigirale Gây nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn và nấm móng
Zoophilic
Trichophyton mentagrophytes var.mentagrophytes Có thể liên quan đến phản ứn dermatophytid; gây nấm bàn chân viêm và nấm râu, thường liên quan đến tiếp xúc động vật có vú nhỏ
Microsporum canis Liên quan đến tiếp xúc với vật nuôi (chó hoặc mèo)
Trichophyton verrucosum Có thể nhầm với nhọt do vi khuẩn; liên quan đến tiếp xúc với gia súc
Geophilic
Microspomm gypseum Thường liên quan đến nghề nghiệp ngoài trời; tổn thương viêm hoặc mụn nước

 

Nấm bẹn là nhiễm nấm dermatophytes ở vùng bẹn và có thể lan rộng ra xung quanh lên vùng bụng và mông. Bệnh hay gặp hơn ở khí hậu nhiệt đới. Nguyên nhân hay gặp là Epidermophyton floccosum, T.rubrum và T.mentagrophytes. Nấm bẹn gặp ở cả nam và nữ, nhưng ở nam nhiều hơn. Bệnh gặp ở người béo và ra nhiều mồ hôi. Nấm bẹn thường liên quan đến nấm bàn chân.

Nấm bàn tay: là tổn thương nấm ở kẽ ngón và lòng bàn tay. Nhiễm nấm da dermatophytes ở vùng mu tay có biểu hiện lâm sàng tương tự với nấm thân. Lý do chính của sự khác nhau này là không có tuyến bã ở vùng da lòng bàn tay. Nguyên nhân hay gặp của nấm bàn tay giống như nấm bàn chân và nấm bẹn: T.rubrum, T.mentagrophytes và E.floccosum. Tuy nhiên, có 2 nấm không thuộc nấm dermatophytes là Scytalidium dimidiatum và S.hyalinum có thể gây nấm bàn tay.

Nấm râu là nhiễm nấm dermatophytes ở vùng có râu như mặt và cổ nam giới. Nguyên nhân hay gặp là nấm dermatophytes zoophilic: T.mmentagrophytes var.metagraphytes và T.verrucosum, ít gặp hơn là M.canis hoặc T.rubrum. Ngoài ra T.schoenleinii, T.violaceum và T.megninii có thể gặp ở một số vùng dịch tễ. Yếu tố liên quan có thể gặp như tiếp xúc động vật, sử dụng dao cạo râu có thể nhiễm nấm.

Nấm da đầu: nấm đầu hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân hay gặp là Trichophyton và Microsporum. Tùy theo vùng địa lý khác nhau, phân bố nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau, nhưng chủ yếu là T.tosurans, M.canis, M.audouinii. Một số đặc điểm lâm sàng cho nguyên nhân khác nhau: T.tonsurans gây nhiễm nấm nội sợi tóc (endothrix) và gọi là nấm đầu chấm đen ‘black dot’ do tóc bị gẫy ở ngay sát da đầu; M.audouinii gây nhiễm nấm ngoài sợi tóc và gọi là nấm đầu mảng xám ‘gray patch’ do có mảng tóc rụng, bong vảy, khô. Mức độ nặng trên lâm sàng phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và đáp ứng cơ thể.

Nấm bàn chân: nấm bàn chân là nhiễm nấm dermatophytes ở vùng lòng bàn chân và kẽ ngón chân. Đối với nấm ở vùng mu bàn chân được coi như là nấm thân. Bàn chân là vị trí hay gặp nhất của nhiễm nấm. Hầu hết dân số đều từng bị nhiễm hoặc biểu hiện lâm sàng của nấm bàn chân. Bệnh hay xuất hiện ở người lớn hơn trẻ em và bị cả ở hai giới như nhau. Không có tuyến bã và môi trường ẩm khi sử dụng giầy là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển nấm bàn chân. Các nấm dermatophytes điển hình gây nấm bàn chân gồm: T.rubrum, T.mentagrophytes, E.floccosum và T.tonsurans (ở trẻ em). Tác nhân không phải dermatophytes khác như: S.dimidiatum và S.hyalinum (thể loang lổ và kẻ ngón) hay đôi khi là Candida (thể kẽ ngón).

Nấm móng có thể là bệnh lý dai dẳng do có nhiều khó khăn trong kiểm soát: khó chẩn đoán, điều trị kéo dài, tác dụng phụ của thuốc chống nấm đường toàn thân, tỷ lệ tái phát cao, đặc biệt là nấm móng chân. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ và có thể kèm theo nấm bàn chân. Nguyên nhân hay gặp là T.rubrum, T.mentagrophytes và E.floccosum (hiếm gặp hơn là Microsproum). Nấm thường xâm nhập ban đầu ở vùng giường móng. Nấm tiếp đến xâm nhập sâu hơn thâm chí có thể chiếm toàn bột móng. Biến chứng gây viêm  mô bào có thể gặp sau nhiễm nấm móng đặc biệt ở người đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch. Một số nấm không phải dermatophytes (Fusarium) có thể gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch.

Bệnh nấm không phải dermatophyte gây nấm móng

Nấm Biểu hiện lâm sàng
Chủng Fusarium Trắng bề mặt
Chủng Aspergillus Trắng bề mặt
Acremonium Trắng bề mặt
Scopulariopsis brevicaulis Hai bên màu vàng nâu
Scytalidium hyalinum Móng chuyển màu trắng
Scytalidum dimidiatum Móng chuyển màu đen

 

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

3.1. Nấm gây viêm hạn chế

3.1.1. Nấm tóc Piedra

Có hai dạng chính: Piedra đen và Piedra trắng. Chúng được phân biệt bởi sự biểu hiện trên lâm sàng và kính hiển vi. Bệnh nhân Piedra đen thường biểu hiện triệu chứng nốt màu nâu hoặc đen dọc theo thân tóc. Nhiễm nấm thường bắt đầu dưới lớp biểu bì của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc vỡ có thể xảy ra do vỡ nốt tại thân tóc. Khi các nốt của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc vỡ có thể xảy ra do vỡ nốt tại thân tóc. Khi các nốt lớn, chúng có thể bọc thân tóc. Trong nấm tóc Piedra trắng, nhiễm nấm cũng bắt đầu bên dưới lớp biểu bỉ và phát triển thông qua thân tóc, gây suy yếu và gẫy tóc. Các nốt, mềm, ít dính của Piedra trắng thường màu trắng nhưng cũng có thể là màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu sáng. Tỷ lệ Piedra trắng tăng lên kể từ khi bắt đầu của đại dịch HIV. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, T.brigelii có thể gây ra nhiễm nấm hệ thống nghiêm trọng với sốt, nấm huyết, thâm nhiễm phổi, tổn thương da (sẩn mụn nước và xuất huyết, thường với hoại tử trung tâm) và bệnh thận.

Bảng so sánh Piedra trắng và đen

TT Đặc điểm Piedra trắng Piedra đen
1 Màu của nốt Trắng (có thể đỏ, xanh hoặc màu sáng) Nâu đến đen
2 Mật độ của nốt Mềm Cứng
3 Kết dính nốt với thân tóc Lỏng lẻo Chắc chân
4 Vị trí điển hình Mặt, nách và vùng sinh dục (đôi khi vùng đầu) Đầu và mặt (đôi khi vùng sinh dục)
5 Khí hậu hay gặp Ôn đới Ôn đới
6 Nguyên nhân Trichosporon beigelii Piredraia hortae
7 Soi tươi KOH Dạng sợi với bào tử blastaconidia và arthroconidia Sợi nấm với bào tủ asci và ascospores
8 Môi trường nuôi cấy Sabouraud Khuẩn lạc dạng kem, màu vàng kem, ẩm Khuẩn lạc màu nâu đến đen, phát triển chậm
9 Điều trị Nhổ tóc bị nhiễm nấm, gội đầu bằng thuốc chống nấm Nhổ tóc bị nhiễm nấm, gội đầu bằng thuốc chống nấm

 

3.1.2. Nấm da nigra

Sau giai đoạn ủ bệnh 10-15 ngày, bệnh nấm da nigra thường biểu hiện là một mảng hoặc dát màu nâu xám đến màu xanh lá cây, bờ rõ. Thường không có triểu chứng cơ năng ngứa. Trong khi thường xuyên nhìn thấy trên lòng bàn tay, nấm da nigra cũng có thể xuất hiện trên cổ, lòng bàn chân và thân mình. Nấm da nigra thường lớn hơn, màu nhạt hơn, không có dải dọc như bớt tế bào hắc tố ở chi. Nấm da nigra cũng có thể có màu sẫm hơn ở vùng rìa so với trung tâm. Bệnh có xu hướng mạn tính, ít tái phát sau khi điều trị hiệu quả, ngoại trừ trong trường hợp tiếp xúc lại.

3.2. Nấm gây viêm

3.2.1 Nấm thân (Tinea corporis)

Có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau của nấm thân và có thể nhầm với một số biểu hiện da khác. Giống như với hầu hết các nhiễm nấm dermtophytes, mức độ của viêm phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh và đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bởi vì nang lông là ổ cư trú của nấm, các vùng cơ thể với nhiều nang lông hơn có thể biểu hiện phản ứng viêm rõ rệt hơn.

Ủ bệnh: thời gian ủ bệnh thường kéo dài 1-3 tuần.

Tổn thươn cơ bản: nhiễm nấm lan rộng ly tâm ra xung quanh điểm xâm nhập, phần trung tâm không có tổn thương nên tạo nên hình vòng cung với kích thước khác nhau. Tuy nhiên, tổn thương có thể gặp với các hình dạng khác nhau (hình cung, hình dương xỉ, hình oval). Vảy da là tổn thương cơ bản hay gặp, nhưng có thể ít hoặc không có khi sử dụng corticosteoids (nấm ẩn danh – tinea incognito). Mụn mủ ở vùng rìa tổn thương. Mụn nước và u hạt, sùi có thể gặp trong tổn thương nấm.

Triệu chứng cơ năng: ngứa và cảm giác rát bỏng.

Thể lâm sàng:

  • Nấm bùng phát (tinea profunda): hậu quả của đáp ứng viêm quá mức đối với nhấm dermatophytes (giống kerion trên đầu), hình thành dạng sùi hoặc u hạt.
  • U hạt Majocchi: mụn mủ hoặc u hạt quanh nang lông do T.rubrum gây nên. Thường gặp ở phụ nữ có tổn thương nấm bàn chân hoặc nấm móng, người hay cạo lông chân, người suy giảm miễn dịch. Tổn thương có thể lan rộng hoặc sùi.
  • Nấm đồng tâm (tinea imbricata): tổn thương là các vòng đồng tâm tương tự như do T.concentricum gây nên.

3.2.2. Nấm bẹn (Tinea cruris)

Triệu chứng ban đầu thường là ban đỏ và sẩn ngứa ở vùng bẹn. Tổn thương điển hình là ban đỏ có bờ rõ nổi cao kèm vảy da, đôi khi có mụn mủ hoặc mụn nước. Bệnh xuất hiện 1 bên và không đối xứng hoặc lan rộng sang 2 bên và đối xứng. Da bìu thường ít gặp tổn thương. Nếu gặp tổn thương ở đây kèm tổn thương trợt hoặc mụn mủ dạng vệ tinh, nhiễm nấm candida cần xác định.

3.2.3 Nấm bàn tay (Tinea manuum)

Nấm bàn chân dạng loang lỗ thường xuất hiện ở bệnh nhân nấm bàn tay. Có hai biểu hiện lâm sàng là mạn tính và dày sừng. Nấm bàn tay thường không viêm và một bên (hội chứng 2 chân và 1 tay). Biểu hiện thường là tổn thương dày sừng lan tỏa ở bàn tay và ngón tay, không đáp ứng với các thuốc mềm da thông thường. Dấu hiệu của nấm quanh móng có thể đi kèm và thường không bị toàn bộ các móng. Các biểu hiện khác như tróc vảy, mụn nước và mụn nhỏ.

3.2.4. Nấm râu (tinea barbae)

Khi số lượng lớn các nang lông bị tổn thương, triệu chứng viêm, phù nề, mụn mủ, áp xe, đường dò, bội nhiễm vi khuẩn, tổn thương giồng kerion có thể phát triển. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sưng hạch hoặc rụng lông sẹo. Thể lâm sàng nhẹ hơn như tổn thương nông, ít viêm tương tự như nấm thân do nguyên nhân chủ yếu là T.rubrum gây nên. Rụng lông thường xuất hiện ở vùng trung tâm của tổn thương, nhưng có thể hồi phục.

3.2.5. Nấm mặt (tinea faciaql)

Vảy da, hình vòng, mụn mủ ở vùng bờ, nhưng một số khó chẩn đoán hơn.

3.2.6. Nấm đầu (tinea captitis)

Biểu hiện có thể nhẹ không viêm tương tự như viêm da dầu (nguyên nhân hay gặp là T.tonsurans) đến phản ứng mụn mủ nặng kèm rụng tóc, với tên hay gọi là kerion (tầng ong). Rụng tóc có kèm hoặc không kèm vảy da. Rụng tóc có thể là mảng rải rác hoặc chiếm toàn bộ da đầu. Nhiều bệnh nhân có biểu hiện sưng hạch sau tai hoặc trước mang tai.

Kerion là hậu quả phản ứng quá mức của cơ thể gây biểu hiện mảng mủ, ướt, kèm hình thành các ổ áp xe nhỏ và rụng tóc. Một số bệnh nhân có biểu hiện toàn thân, mệt mỏi, sưng hạch. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, tuy nhiên khi tổn thương lâu, có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn. Nếu như chẩn đoán nhầm là áp xe do vi khuẩn, hoặc nguyên nhân khác và điều trị cắt, trích, dẫn lưu với kháng sinh, bệnh có thể nặng hơn và có nguy cơ gây rụng tóc sẹo.

Tình trạng mang nấm T.tonsurans là tình trạng không biểu hiện lâm sàng nhưng khi nuôi cấy nấm dương tính. Tình trạng mang nấm thường gặp hơn ở người lớn, người có tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Có thể coi người mang cũng là tình trạng nhiễm bệnh và có thể điều trị để nhằm hạn chế sự tái phát ở trẻ nhỏ.

Nấm dermaphytes khi xâm nhập và tồn tại ở tóc theo ba hình thức, endorthrix (nội sợi), ectothrix (ngoại sợi) và favus.

  • Dạng Endothrix kết quả do nhiễm nấm anthropophilic trong họ Trichophyton gây nên. Đặc trưng bởi bào tử arthroconidia không có huỳnh quang bên trong thân sợi tóc. Biểu hiện lâm sàng đa dạng với vảy da, mảng rụng tóc với chấm đen, hình thành kerion. T.tonsrans và T.violaceum là nguyên nhân quan trọng của nhiễm nấm Endothrix.
  • Dạng Ecthothrix xuất hiện khi arthroconidia được hình thành từ sợi nấm bên ngoài thân sợi tóc. Lớp biểu bì bên ngoài sợi tóc bị phá hủy. Nhiễm nấm Ectothrix có thể bắt màu huỳnh quang (Microsporum) hoặc không (Microsporum và Trichophyton) bằng ánh sáng đèn Wood. Biểu hiện lâm sàng đa dạng từ mảng bong vảy, hoặc mảng rụng tóc kèm viêm từ ít đến nặng hình thành kerion.
  • Favus là dạng nặng nhất của nhiễm nấm dermatophyte ở tóc. Nguyên nhân của yếu là do T.schoenleinii. Sợi và khoảng khí được nhìn thấy trong sợi tóc. Sử dụng đèn Wood, thấy ánh sáng huỳnh quang màu trắng hơi xanh da trời. Favus biểu hiện mảng vảy tiết màu vàng, dày chứa sợi và mảng da chết. Khi nhiễm nấm mạn tính có thể gây nên rụng tóc sẹo.

3.2.7. Nấm bàn chân (Tinea pedis)

Biểu hiện lâm sàng gồm 4 thể:

  • Loang lổ: dày sừng lan tỏa, ban đỏ, bong vảy da và nứt ở 1 hoặc 2 bàn chân: thường mạn tính, hoặc có đợt cấp; có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch.
  • Kẽ ngón: thể hay gặp nhất; ban đỏ, bong vảy da, nứt và chảy nước ở vùng kẽ; kèm bội nhiễm vi khuẩn; ngứa; có thể lan lên vùng mu chân.
  • Viêm: mụn nước và bọng nước ở vùng giữa bàn chân; liên quan đến phản ứng dermatophytid.
  • Loét: bùng phát của nấm ở kẽ ngón chân; trợt và loét ở vùng kẽ; bội nhiễm vi khuẩn; gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc đái đường.

Biểu hiện kèm theo có thể gặp ở nấm bàn chân là bội nhiễm vi khuẩn, phản ứng nấm dermatophytid, viêm mô bào, viêm tủy xương.

3.2.8 Nấm móng (Tinea unguium – onychomycosis)

Do nấm dermatophytes hoặc không phải dermatophytes gân nên. Triệu chứng cơ nặng như khó hoặc đau khi đi lại, chạy. Nấm móng chân hay gặp hơn nấm móng tay và hiếm khi chỉ gặp nấm móng tay và không gặp nấm móng chân. Tổn thương có thể gặp 1 móng hoặc nhiều móng, một bên hoặc cả hai bên. Biểu hiện nấm móng chân do dermatophytes được chia thành 3 biểu hiện theo vị trí xâm nhập của nấm vào móng.

  • Nấm dưới móng ở bờ bên và bờ xa với sự xâm nhập của nấm từ vùng hyponychium (vị trí hay gặp nhất).
  • Nấm nông trắng do xâm nhập trực tiếp vào bề mặt của bản móng (thường do T.mentagrophytes).
  • Nấm bờ gần do xâm nhập trực tiếp nấm vào dưới của bờ gần móng (hay gặp ở người suy giảm miễn dịch).

Dưới 10% nấm móng là do nấm men hoặc nấm không phải dermatophytes. Thay đổi màu sắc móng thường do nấm không phải dermatophytes. Teo móng có thể do một số rối loạn khác (chấn thương, vảy nến và rối loạn bẩm sinh), nhưng 50% teo móng là do nấm móng gây nên. Candida là chủng nấm hay gặp nhất gây viêm quanh móng và gây biến đổi móng. Móng tay thường bi ảnh hưởng với biểu hiện đường lằn, móng có màu vàng, tách móng. Trong bệnh candida da, niêm mạc, móng cũng có thể bị tổn thương.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Lê Hữu Doanh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)

Xem thêm:  Bài 14: Đỏ da toàn thân