duitnow casino

Bài 71: Phát ban mụn mỷ lan tỏa cấp tính

PHÁT BAN MỤN MỦ LAN TỎA CẤP TÍNH

( Acute generalized exanthematous pustulosis – AGEP)

1. ĐẠI CƯƠNG

Phát ban mụn mủ lan tỏa cấp tính là bệnh ít gặp, biểu hiện là phát nhiều mụn mủ vô trùng trên nền da đỏ không ở vị trí nang lông. Khoảng 90% các trường hợp AGEP là do thuốc, thường là kháng sinh ( nhóm – ß – lactam, nhóm macrolide), thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống sốt rét. Bệnh xuất hiện sau khi sử dụng thuốc nhiều giờ đến nhiều ngày và tự thoái lui sau một đến hai tuần ngừng thuốc.

Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng 1 – 5/1 triệu dân. Bệnh có thể gặp ở cả hai giới các lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở người trưởng thành.

2. CĂN NGUYÊN VÀ SINH BỆNH HỌC

2.1. Căn nguyên

Do thuốc thường gặp nhất, chiếm khoảng  90% các trường hợp. Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây biểu hiện AGEP nhưng thường gặp các thuốc kháng sinh, chống sốt rét tổng hợp và chẹn kênh calci.

–   Do nhiễm virus ( Parvovirus B19, Cytomeglovirus, Coxsackievirus B4, Epsteinbarvirus,…), nhiễm vi khuẩn ( M.pneumoniae), nhiễm ký sinh trùng.

–   Do các nguyên nhân khác: nhện cắn, xạ trị,…

–   Không rõ nguyên nhân.

2.2. Sinh bệnh học

Cơ chế bệnh sinh của AGEP được xếp vào dị ứng thuốc typ IV theo phân loại của Gell – Coombs. Phản ứng xảy ra qua 3 pha.

  •  Pha 1: trình diện kháng nguyên.
Xem thêm:  Bài 68: Hồng ban đa dạng

Kháng nguyên từ thuốc được trình diện cho tế bào TCD8 qua phân tử MHC lớp I cà TCD4 qua phân tử MHC lớp II ở hạch lympho. Các tế bào này sau khi được mẫn cảm di chuyển đến da ( thượng bì và trung bì).

  •  Pha 2: gây độc tế bào:

Các tế bào TCD8 đã mẫn cảm gây độc tố tế bào làm hủy hoại tế bào sừng, làm xuất hiện mụn nước ở lớp sừng.

  •  Pha 3: xâm nhập bạch cầu trung tính:

Tế bào TCD4 đã mẫn cảm giải phóng ra lượng lớn CXCL8 và GM – CSF, trong đó CXCL8 là chất gây hóa ứng động BCĐNTT còn GM – CSF làm giảm chết BCĐNTT theo chương trình. Cả hai cơ chế đều làm tăng BCĐNTT tại tổn thương và xuất hiện mụn trên lâm sàng. Ngoài ra, Th17 cũng được cho là có vai trò hoạt hóa và di tản BCĐNTT trong AGEP.

Bệnh có thể liên quan đến yếu tố gen. Đột biến gen IL36RN mã hóa cho chất đối kháng thị thể IL36 làm tăng IL36 dẫn đến tăng sản xuất các cytokin tiền viêm IL-6, IL-8, IL-1α, IL-1ß được thấy trong cả vảy nến thể mủ và AGEP.

3. LÂM SÀNG

Mụn mủ thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc vài giờ đến vài ngày, phát triển nhanh và lan tỏa. Đặc điểm của mụn mủ là nhỏ như đầu đinh ghim ( 1- 5 mm), không ở vị trí nang lông trên nền da đỏ, phù nề. Các mụn mủ thường xuất hiện dầu tiên ở mặt và các nếp gấp sau đó lan nhanh đến các chi và thân mình. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tổn thương khu trú.

Xem thêm:  Bài 97: Bệnh mụn nước dạng đậu mùa

Các tổn thương khác có thể gặp là phù mặt, xuất huyết ( đặc biệt ở cẳng chân ), hình bia bắn không điển hình, mụn nước, bọng nước, trợt da với dấu hiệu Nikolsky dương tính. Các biểu hiện này dễ gây nhầm lẫn với hội chứng Stevens – Johnson hay hoại tử thượng bì nhiễm độc. Tổn thương niêm mạc ít gặp, chiếm khoảng 20% và thường nhẹ, hay gặp ở miệng, môi.

Triệu chứng tăng cơ năng chủ yếu là cảm giác rát bỏng và ngứa tại tổn thương. Sốt trên 38ºC hầu như luôn gặp ở pha cấp. Một số trường hợp có thể thấy sưng đau hạch   ngoại vi.

Bệnh tự giảm dần sau 1 – 2 tuần ( trung bình 4 – 10 ngày ) sau khi dừng thuốc là tác nhân gây bệnh mà không cần điều trị gì. Bệnh nhân hết sốt, các mụn mủ khô, bong vảy mỏng. Tiên lượng bệnh tốt nhưng có thể gặp biến chứng nhiễm trùng thứ phát gây nguy hiểm tính mạng ở bệnh nhân già, thể trạng kém.

4. CẬN LÂM SÀNG

4.1. Mô bệnh học

Hình ảnh mô bệnh học của bệnh AGEP là xốp bào dưới lớp sừng và/ hoặc mụn mủ trong thượng bì. Có thể gặp hoại tử tế bào sừng, phù nhú trung bì, thâm nhiễm viêm quanh mạch với nhiều bạch cầu trung tính và ít bạch cầu ưa acid. Không thấy các hình ảnh của vảy nến thể mủ như tăng gai, giãn rộng của các nhú bì.

Xem thêm:  Bài 59: Biểu hiện ngoài da do nhiễm giun, sán

4.2. Các xét nghiệm khác

–   Công thức máu: tăng số lượng bạch cầu trong đó chủ yếu tăng bạch cầu trung tính ( > 7G/L), có thể thấy tăng nhẹ bạch cầu ưa acid.

–   Test áp: được thực hiện với các thuốc nghi ngờ sau 6 tuần khi bệnh thoái lui hoàn toàn. Test dương tính biểu hiện bằng mụn mủ trên nền da đỏ tại vị trí áp giúp khẳng định nguyên nhân. Test âm tính không có giá trị loại trừ thuốc nghi ngờ.

–   Một số xét nghiệm khác có thể sử dụng trong nghiên cứu để xác định nguyên nhân như: phân hủy tế bào mast, ức chế di tản đại thực bào, phân triển lympho bào,…

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Phạm Thị Hoa của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).