duitnow casino

Bài 77: Viêm da dầu

VIÊM DA DẦU

( Seborrheic Dermatitis)

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm da dầu là bệnh lý viêm mạn tính phổ biến, gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh được mô tả lần đầu bởi Unna năm 1887. Ngoài ra bệnh còn được gọi bởi các tên khác : ‘seborrhea’, ‘ Cradle cap’, ‘ Unna disease’, ‘ pityriasis sicca’ và ‘ seborrheic eczema’. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương đỏ da, bong vảy tập trung ở những vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và thân trên. Bệnh thường bùng phát tại các thời điểm tuyến bã hoạt động mạnh bao gồm những tháng đầu đời và sau giai đoạn dậy thì. Thuật ngữ ‘ seborrhea’ dùng để chỉ sự bài tiết chất bã quá mức, tuy nhiên bệnh không phải lúc nào cũng kèm theo sự tăng bài tiết chất bã. Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh của bệnh vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng nhưng nhiều ý kiến cho rằng bệnh liên quan đến nấm Malassezia, rối loạn miễn dịch, tăng tiết chất bã và một số yếu tố thuận lợi.

2. DỊCH TỄ HỌC

Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ở trẻ em bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 3 tuần đến 1 tháng tuổi, trong đó tỷ lệ trẻ dưới 1 tháng tuổi bị bệnh khoảng 10%, đỉnh của bệnh khoảng 70% ở trẻ 3 tháng tuổi và bệnh thường biến mất sau 1 tuổi. ở người lớn viêm da dầu gặp ở khoảng 3% với đỉnh vào những năm 30 – 40 tuổi mặc dù tỷ lệ thực tế có lẽ cao hơn. Bệnh gặp phổ biến ở nam hơn nữ.

Tỷ lẹ viêm da dầu tăng lên ở những người nhiễm HIV xấp xỉ 35%, đặc biệt ở những người có CD4 < 400TB/ ml và ở những bệnh nhân bị AIDS con số này có thể lên tới 85%. Ở các đối tượng này bệnh thường nặng với tổn thương lan tỏa và không đáp ứng với các phương pháp điều trị.

Ngoài ra viêm da dầu còn có liên quan đến một số bệnh lý thần kinh như Parkinson, Alzheimer’s, rối loạn tâm thần… đồng thời bệnh cũng hay gặp ở những người nghiện rượu, những người mắc bệnh nội tiết có biểu hiện béo phì.

Bệnh có thể gặp ở mọi chủng tộc, riêng những người Mỹ gốc Phi và những người da đen thường bị viêm da dầu thể hình nhẫn hoặc hình cánh hao dễ nhầm với lupus ban đỏ kinh hình đĩa.

3. CĂN NGUYÊN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Cơ chế bệnh sinh của viêm da dầu chưa được rõ ràng. Tuy nhiên có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến hoạt động của tuyến bã, nấm, Malassezia, bất thường về miễn dịch và tính nhạy cảm của người bệnh.

Xem thêm:  Bài 8: Bệnh bọng nước thành dải

3.1. Vai trò của tuyến bã

Bệnh gặp chủ yếu ở những tháng đầu đời và ở độ tuổi sau dậy thì, đây là các giai đoạn mà hoạt động của tuyến bã phát triển mạnh mẽ nhất. Đồng thời vị trí tổn thương của viêm da dầu cũng gặp chủ yếu ở vùng da có nhiều tuyến bã như da dầu, mặt, ngực và lưng. Điều này góp phần khẳng định vai trò của tuyến bã trong cơ chế bệnh sinh của viêm da dầu. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân viêm da dầu nào cũng có tăng tiết bã nhờn và không phải bệnh nhân tăng tiết bã nhờn nào cũng bị viêm da dầu. Mặt khác, nồng độ chất bã cũng không liên quan đến mức độ nặng của viêm da dầu.

3.2. Vai trò của nấm Malassezia

Malassezia là loài nấm ưa mỡ có trong vi hệ của da. Malassezia được xem có liên quan mật thiết đến viêm da dầu. Người ta nhận thấy tỷ lệ cao những bệnh nhân bị viêm nang lông do M. folliculitis và lang ben do M. furfur bị viêm da dầu. Đồng thời số lượng của Malassezia ở những bệnh nhân viêm da dầu thường cao hơn nhóm chứng. Nhiều tác giả cho rằng sự có mặt của Malassezia dẫn tới sự biến đổi nồng độ acid béo tự do và gốc oxy tự do, từ đó thay đổi hệ vi khuẩn chí trên da, đồng thời Malassezia cũng gây ra phản ứng viêm da do sản xuất các sản phẩm chuyển hóa và hoạt hóa bổ thể theo con dường cổ điển hoặc con đường cạnh. Hơn nữa, đáp ứng của viêm da dầu với các thuốc kháng nấm khẳng định thêm vai trò của Malassezia trong cơ chế bệnh sinh của viêm da dầu. Tuy nhiên, điều này vẫn còn đang tranh cãi bởi vì có những bệnh nhân có nồng độ Malassezia bình thường mà vẫn ,ắc bệnh hơn nữa số lượng sợi nấm trên da không phải lúc nào cũng liên quan đến mức độ nặng của bệnh.

3.3. vai trò của hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm da dầu sinh ra do đáp ứng miễn dịch với Malassezia và các sản phẩm chuyển hóa của nó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được sự bất thường miễn dịch theo con đường tế bào hay con đường dịch thể. Hơn nữa, phản ứng viêm ở bệnh nhân viêm da dầu cũng có thể là phản ứng kích ứng với các sản phẩm chuyên hóa của Malassezia như acid béo, gốc oxy tự do, men lipase hơn là phản ứng miễn dịch.

3.4. Các yếu tố thuận lợi

–   Một số bệnh lý :

+  HIV/AIDS viêm da dầu là một trong những bệnh phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS. Ở các đối tượng này viêm da dầu thường la tỏa và khó điều trị.

Xem thêm:  Bài 55: Biểu hiện ở da niêm mạc trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

+  Bệnh lý thần kinh như Parkinson, Alzheimer, tổn thương dây thần kinh V… viêm da dầu có liên quan đến các bệnh lý thần kinh. Khi điều trị bằng các thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh Parkinson thì triệu chứng của viêm da dầu cũng giảm. Mặt khác một số thuốc gây ra bệnh Parkinson cũng có thể gây ra viêm da dầu. Trầm cảm và các stress về cảm xúc cũng làm bùng phát viêm da dầu.

+  Bệnh lý nội tiết, béo phì : tỷ lệ bệnh nhân viêm da dầu cũng tăng lên ở những người có bệnh lý về tuyến nội tiết mà có biểu hiện béo phì.

–   Yếu tố vật lý :

+ Chấn thương mặt : các chấn thương ở mặt gây bùng phát bệnh.

+  Tia tử ngoại : các liệu pháp điều trị PUVA ở vùng mặt có thể gây bùng phát viêm da dầu.

+   Bệnh thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm. Bệnh nặng lên vào mùa đông đầu mùa xuân ( độ ẩm thấp và khí hậu lạnh ), nhẹ hơn vào mùa hè.

–   Thuốc ; một số thuốc gây ra khởi phát của viêm da dầu như : griseofulvin, cimetidin, lithium, methyldopa, arsenic, haloperidol, psoralen…

–   Yếu tố di truyền ; tiền sử gia đình bị viêm da dầu đã được báo cáo. Gần đây người ta mới tìm thấy đột biến gen ZNF750 mã hóa cho protein hấp thu kẽm dẫn tới viêm da giống viêm da dầu tuy nhiên khi điều trị bổ sung kẽm thì triệu chứng của viêm da dầu vẫn không cải thiện.

4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

4.1. Viêm da dầu ở trẻ nhỏ

–   Xuất hiện trong những tháng đầu đời sau khi sinh

–   Tổn thương cơ bản :

+   Vùng da đầu : hay gặp ở vùng trán và đỉnh đầu, tổn thương à các vảy da và vảy mỡ trên nền da đỏ kèm theo các vết nứt, thường không kèm theo rụng tóc, tootn thương có thể lan rộng toàn bộ đầu.

+   Các mảng đỏ da trên có vảy mỡ bóng dính tập trung ở trán, rãnh mũi má, lông mày, mí mắt, rãnh sau tai, ống tai ngoài và ngực. Tổn thương có thể lan rộng ra toàn bộ thân mình và các chi.

+   Vùng kẽ như nách, bẹn, quanh rốn, quanh ống hậu môn là những vị trí hay gặp với tổn thương là các mảng đỏ ẩm ướt kèm theo ít vảy, liên kết với nhau thành đám.

–   Triệu chứng cơ năng : ngúa rất ít, trẻ vẫn ăn và ngủ tốt.

–   Leiner’s disease : đây là một thể nặng lan tỏa của viêm da dầu ở trẻ em, được tác giả Leiner mô tả đầu tiên năm 1908. Tổn thương viêm da dầu lan tỏa dẫn đến tình trạng đỏ da bong vảy toàn thân kèm theo sốt, tiêu chảy, thiếu máu, nôn và sút cân. Trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thể này có thể có tính chất gia đình hoặc không liên quan đến việc có hoặc không có kèm theo thiếu hụt bổ thể C3, C5.

Xem thêm:  Bài 2: Sinh lý da

4.2. Viêm da dầu ở người lớn

–   Bệnh thường xuất hiện sau tuổi dậy thì và có thể kéo dài suốt đời.

–   Bệnh có tính chất mạn tính

–   Tổn thương cơ bản

+   Ở da dầu : là các vảy da màu trắng, mỏng trong một số trường hợp có thể là các vảy da và vảy mỡ màu vàng trên nền da viêm đỏ. Tổn thương hay gặp ở vùng trán, thái dương và vùng đỉnh nhưng có thể lan tỏa toàn bộ đầu.

+   Ở mặt : dát đỏ da ranh giới rõ trên các vảy da, vảy mỡ màu vàng dính tập trung ở má, đầu trong lông mày, rãnh mũi má, rãnh sau tai, vành tai, ống tai ngoài, ngực và lưng. Các tổn thương sắp xếp thành hình đồng xu, hình đa cung, hình cánh hoa, hình vòng. Vùn sau tai có thể xuất hiện các vết nứt.

+   Vùng nếp gấp : nách, nếp lằn dưới vú, quanh rốn, bẹn xuất hiện các mảng trợt ướt, viêm đỏ trên có thể có vảy da mỏng hoặc không.

–   Triệu chứng cơ năng : có thể kèm theo ngứa nhiều đặc biệt ở vùng da đầu.

–   Ở bệnh nhân HIV : các tổn thương có xu hướng lan tỏa, có thể gặp ở các vùng da không tăng tiết bã như chân tay và rất khó điều trị.

5. CẬN LÂM SÀNG

–   Xét nghiệm nấm : có thể thấy số lượng nấm Malassezia tăng.

–   Xét nghiệm HIV.

–   Trong những trường hượp không điển hình cần làm giải phẫu.

–   Viêm da dầu được xếp vào nhóm các bệnh viêm da không đặc hiệu với biểu hiện khác nhau tùy giai đoạn.

+   Giai đoạn cấp tính : xốp bào nhẹ, vảy ở trung tâm nang lông, á sừng khu trú, thâm nhiễm lan tỏa bạch cầu lympho và mô bào quanh mạch.

+   Giai đoạn bán cấp : thượng bì tăng sản dạng vảy nến và có nấm men ở trong lớp sừng.

+   Giai đoạn mạn tính : tăng sản dạng vảy nến nhiều hơn và ít xốp bào hơn, giãn mạch máu ở trung bì nông, khó phân biệt với vảy nến về cả lâm sàng và mô bệnh học.

6. TIẾN TRIỂN

–   Bệnh có xu hướng bùng phát vào thời tiết khô lạnh ( mùa đông và đầu xuân), cải thiện hơn vào mùa hè.

–   Viên da dầu ở trẻ em có tiên lượng tố, hầu hết thoái lui sau vài tuần hoặc vài tháng, các trường hượp kéo dài đến 12 tháng rất ít.

–   Viêm da dầu ở người lớn có tính chất mạn tính với các đợt tái phát.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Phạm Thị Thảo của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).