duitnow casino

Rối loạn sắc tố da

Rối loạn sắc tố da dẫn đến một vùng da có màu bất thường, có thể đậm hoặc sáng màu hơn các vùng da xung quanh dẫn đến làn da không đều màu và mất thẩm mỹ. Tìm hiểu tình trạng rối loạn sắc tố da giúp bạn hiểu hơn về da mình cũng như biết cách chăm sóc để có làn da khỏe đẹp.

Rối loạn sắc tố da làm tăng – giảm sắc tố một cách bất thường

  • Tất cả các màu sắc của da – từ màu sáng nhất cho đến màu tối nhất – đều được tạo ra bởi hắc tố melanin, một sắc tố màu nâu sản xuất bởi các tế bào được gọi là hắc tố bào, nằm ở lớp trên cùng của da. Nếu không có những tế bào sắc tố này, tất cả chúng ta sẽ có da màu hồng nhờ nhưng mạch máu lưu thông phía dưới da.
  • Khi hắc tố bào hoạt động không bình thường, nó có thể sản xuất hoặc là quá nhiều hoặc quá ít hắc tố melanin, kết quả là tùy từng trường hợp mà bạn sẽ bị tàn nhang, nám hoặc bị bạch biến trên da. Các vùng da có màu đậm hơn là do tình trạng tăng sắc tố quá mức, còn các màu da nhạt hơn là do sắc tố đã bị giảm bất thường.
  • Mặc dù hầu hết rối loạn sắc tố da là vô hại nhưng nó sẽ gây mất thẩm mỹ cho da, đặc biệt là trên khuôn mặt nên bạn phải tìm đến các cơ sở làm đẹp để được khám chữa kịp thời.
  • Rối  loạn sắc tố da là hiện tượng tăng hay giảm sắc tố trên da mà gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Thường bệnh nhân tìm đến bác sĩ chỉ vi yếu tố tâm lý, họ hi vọng được tư vấn về tình trạng bệnh của họ, cũng như cách thức điều trị hợp lý.
  • Để hiểu sâu thêm về cấu trúc da cũng như các rối loạn sắc tố da, có thể chia sẻ  các rối loạn sắc tố làm 3 loại như: tổn thương ở thượng bì, tổn thương ở trung bì và tổn thương phối hợp cả trung bì- thượng bì.
Xem thêm:  Hiểu rõ về liệu trình của phương pháp Mesotherapy

Rối loạn sắc tố da ở thượng bì

  • Tàn nhang (Ephelides or freckles): là những dát tăng sắc tố màu vàng hay xám nâu, xảy ra ở những vùng hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khởi bệnh còn trẻ và hay gặp ở những người da trắng, tóc nâu sáng.
  • Lentigo simlex: là những mảng tăng sắc tố màu nâu sáng hay đen, giới hạn rõ, gặp cả ở vùng niêm mạc. Khởi bệnh từ lúc mới sinh, không  đối xứng 2 bên.
  • Solar lentigenes: là những mảng màu nâu , không đối xứng, giới hạn rõ, là bệnh lão hoá do tuổi tác hay gặp ở mặt và cánh tay.
  • Dát sắc tố vùng môi ( Labial melanotic macules): là dát sắc tố, giới hạn rõ, thường xảy ra ở môi dưới, không đối xứng.
  • Viêm da tuyến bả:  có triệu chứng tương tự Solar lentigenes, nhưng mảng sắc tố này dày hơn, nổi cao hơn mặt da, gặp tất cả mọi nơi trên cơ thể.

Rối loạn sắc tố hỗn hợp thượng bì, trung bì

  • Bớt Becker:  là mảng tăng sắc tố màu nâu sáng, không đối xứng, thường ở vùng vai, vùng ngực và vùng lung. Tầng suất hay gặp ở nam giới, ít gặp ở nữ.
  • Nám da: là hiện tượng tăng sắc tố tuổi trung niên thường là người phương Đông và da đen. Mảng sắc tố này thường ở mặt, đối xứng hai bên, thường 2 bên má, có sự tham gia của hormon nội tiết.
  • Tăng sắc tốt sau viêm (PIH) post inflammatory Hyperpigmentation: là tổn thương da sau chấn thương
  • Tăng sắc tố quanh mắt có tính chất gia đình (Periorbital familial hyperpigmentation): là hiện tượng tăng sắc tố ở vùng quanh mí mắt trên và dưới, đối xứng 2 bên.
Xem thêm:  DƯỠNG DA - CHĂM SÓC DA ĐỊNH KỲ

Rối loạn sắc tố hỗn hợp

  • Bớt sắc tố Ota: là bớt sắc tố bẩm sinh, biểu hiện những dát màu xanh đen phẳng hay màu nâu-lam xám hoà lẫn nhau hay những chấm màu nâu.
  • Bớt sắc tố Hori: là bớt sắc tố mắc phải, vị trí hay gặp là vùng trán, hai bên má,hai bên thái dương, hai bên mí mắt và cánh mũi
  • Bớt sắc tố Mongolian: là mảng  sắc tố màu xanh –đen, không đối xứng, hay gặp ở vùng cổ, vai, mông.

Các rối loạn sắc tố da khác

  • Dát cafe sữa (Café au lait macules): là một mảng tăng sắc tố màu café nâu hay vàng, mật độ đều nhau
  • Bớt sắc tố Spilux: là mảng sắc tố màu vàng đậm, không đối xứng, trên mảng sắc tố có nhiều chấm tăng sắc tố đậm hơn như nốt ruổi.
  • Bớt sắc tố bẩm sinh Spits: là một khối u dạng nốt ruồi ở da, gặp lúc mới sinh, có bờ tròn đều, nổi cao lên mặt da hay gặp ở mặt, cổ, mình, tư chi.

Hướng điều trị bệnh: tuỳ thuộc vào tình trạng mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân sẽ có hướng điều trị khác nhau cho nên để điều trị đúng và hiệu quả tốt bệnh nhân cần thăm khám để bs chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì khi đó mới đưa phác đồ điều trị bệnh.