duitnow casino

Bài 27: Bệnh hột xoài hay bệnh u hạt lympho sinh dục

BỆNH HỘT XOÀI HAY BỆNH U HẠT LYMPHO SINH DỤC

(Lymphogranuloma venereum hay bệnh Nicolas – Favre)

1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Lịch sử bệnh

Bệnh hột xoài (Lymphogranuloma venereum – LGV) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis (CT) tuýp L1, L2, L3 gây nên. Bệnh có thể biểu hiện cấp tính và mạn tính, thường trải qua 3 giai đoạn: thương tổn tiên phát nhỏ, tồn tại trong thời gian ngắn và ít có triệu chứng, không đau nên bệnh nhân thường không nhân biết được, tổn thương là sẩn nhỏ hoặc vết loét dạng herpes. Giai đoạn 2 biểu hiện sưng hạch mủ cấp tính (hội chứng bện), kèm theo số và các triệu chứng toàn thân khách do nhiễm trùng lan rộng. Hầu hết bệnh nhân khỏi trong giai đoạn này vì họ phải chữa bệnh, nhưng những người không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ thì vẫn tồn tại và tiến triển sang giai đoạn cuối cùng gây loét, dò vùng sinh dục, xơ hóa chít hẹp sinh dục-hậu ôn và tạo các lỗ dò bạch huyết, phù bạch mạch. Các biến chứng và di chứng đó của bệnh có thể phải can thiệp ngoại khoa.

Bệnh được biết đến với nhiều tên gọi viêm hạch lao, viêm rỗ hạch bạch huyết bẹn, bệnh Durand-Nicolas-Favre, u hạt bạch huyết bẹn hay là bệnh hoa liễu thứ 4, thứ 5 hoặc thứ 6. Te6nbe65nh LGV được dùng hiện nay do ít bị nhầm với u hạt bẹn (Granuloma inguinale). Trong lịch sử bệnh học của LGV, bệnh nhầm với nhiều bệnh khác trong đó có biểu hiện bệnh lý hạch trong giang mai, herpes sinh dục và và hạch của bệnh hạ cam. Năm 1913, Durand, Nicolas và Farve đã mô tả lâm sàng và bệnh học. Năm 1922, Phylactos đã xác định tác nhân gây bệnh, sau đó Frei đã nghiên cứu test chẩn đoán bệnh vào năm 1925. Đến nă m 1930 đã phân lập được LGV-Chlamydia từ hạch bằng nuôi cấy trong não khỉ, năm 1935 nuôi cấy trong phôi gà. Sau đó đã phát triển kháng nguyên chuẩn để làm phản ứng Frei và các xét nghiệm huyết thanh.

Thuốc điều trị bệnh đầu tiên được sử dụng có hiệu quả là sulfonamides vào cuối những năm 1930. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa hiểu rõ về bệnh sinh của LGV.

Tên bệnh: bệnh hột xoài, u hạt bạch huyết hoa liễu, u hạt lympho sinh dục hay bệnh Nicolas-Favre, Lymphogranuloma venerum (LGV).

1.2. Dịch tễ

Hiện nay, LGV còn là bệnh dịch lưu hành ở châu Phi, Ấn Độ, Nam Á, Nam Mỹ và vùng Caribe, rải rác ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương. Các nước châu Âu, Hoa Kỳ hàng năm chỉ có vài chục trường hợp được báo cáo; thường gặp ở nhóm đồng tính nam và bị nhiễm HIV. Nhóm bệnh nhân này vị viêm trực tràng cấp và thường do CT-2. Trái lại, một số nước có số trường hợp mắc khá cao như Ethiopia hàng năm có vài ngàn trường hợp. LGV cũng như các STD khác gặp ở thành thị nhiều hơn ở nông thông, ở người trẻ tuổi và ở nhóm đối tượng kinh tế – xã hội thấp. Tỷ lệ nam/nữ là 5/1. Trái lại, các biến chứng muộn như quá sản, loét và teo sinh dục, chít hẹp trực tràng lại gặp nhiều ở nữ hơn nam. Đó là do nam thường có biểu hiện cấp tính và nữ có triệu chứng không rõ ràng. Xác suất lây nhiễm không rõ, nhưng bệnh có xác suất lây nhiễm thấp hơn bệnh lậu. Những thương tổn tiên phát ở các vết loét da, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, viêm trực tràng có nguy cơ lây nhiễm cao. Ở phụ nữ, viêm cổ tử cung là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh này ở phụ nữ. Bệnh không gây nhiễm trùng bẩm sinh nhưng trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh khi đẻ qua đường sinh dục người mẹ bị bệnh.

Xem thêm:  Bài 53: U hạt nhiễm khuẩn

2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác nhân gây bệnh là Chlamydia trachomatis tuýp L1, L2, L3. Chlamydia xâm nhập vào da-niêm mạc qua các vết sang chấn nhỏ. LGV là bệnh lý của tổ chức bạch huyết. Ban đầu là viêm mạch bạch huyết khối và viêm quanh hạch bạch huyết, sau đó viêm lan a tổ chức xung quanh. Tăng sinh tế bào nội mô, hoại tử tổ chức và viêm-áp xe bạch mạch hóa mủ gây vỡ, dò và tạo các đường hầm. Diễn biến vài tuần đến vài tháng. Khi khỏi để lại tổ chức xơ hóa, phá hủy tổ chức bạch mạch và làm tắc mạch bạch huyết gây phù voi. Tổ chức bị phù, xơ cứng thành mảng lớn. Sau khi nhiễm trùng, kháng tẻ kháng Chlamydia có thể phát hiện được sau 1-2 tuần, test Frei và kháng thể huyết thanh đặc hiệu LGV-Chlamydia dương tính. Nếu không điều trị, LGV-Chlamydia có thể tổn tại trong tổ chức 10-20 năm và có thể gây nhiễm trùng lan rộng.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thời gian ủ bệnh không rõ ràng: 1 tuần đến 2-3 tháng

3.1. Giai đoạn tiên phát

Thương tổn tiên phát có thể có các hình thái: sẩn, loét nông hoặc trợt, thương tổn dạng herpes hoặc viêm niệu đạo không đặc hiệu. Thường gặp thương tổn dạng herpes ở nơi vi khuẩn xâm nhập sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn. Thương tổn không có triệu chứng hoặc kín đáo, vì vậy bệnh nhân không nhận biết bị bệnh, sau đó khỏi nhanh không để lại sẹo. Nam hay bị ở rãnh quy đầu, dây hãm, dương vật hoặc hạ nang. Nữ hay bị ở môi lớn, môi nhỏ, chạc âm hộ, tiền đình âm đạo. Nếu thương tổn loét hay trợt ở trong niệu đạo thì gây triệu chứng viêm niệu đạo không đặc hiệu, tiết mủ nhày. Ở những người đồng tính quan hệ tình dục đường hậu môn, viêm ruột kết hoặc viêm trực tràng ruột kết là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn này.

Xem thêm:  Bài 15: Vảy phấn hồng

Nam có thể bị viêm bạch mạch thành dải giống như dây thừng ở thân dương vật và lan rông hơn gây viêm mạch bạch huyết tạo thành hột xoài. Hột xoài có thể vỡ tạo nên các đường ngầm và lỗ rò niệu đạo gây xơ hóa, sẹo biến dạng dương vật. Viêm bạch mạch thường gặp, kèm theo phù nề tại chỗ và vùng lân cận, nam gây giả phimosis, nữ bị phù nề sinh dục.

Một số bệnh nhân có thể bị hồng ban nút, hồng ban đa dạng, ban dạng tinh hồng nhiệt, mày đay. Nếu thương tổn ở miệng, họng thì gây viêm mạch hàm dưới hoặc hạch bạch huyết cổ.

3.2. Giai đoạn thứ phát (Hội chứng bẹn=inguinal syndrome)

Nam biểu hiện sưng phù nề hạch bẹn thường gặp nhấ của giai đoạn này và là lý do đưa họ đi khám bệnh. Thời gian xuất hiện triệu chứng này từ 10-30 ngày nhưng cũng có khi tới 4-6 tháng sau khi nhiễm trùng.

Sưng hạch bẹn một bên gặp ở 2/3 trường hợp. Khởi đầu là đám cứng, đau nhẹ rồi to dần lên trong 1-2 tuần lễ. Triệu chứng toàn thân sốt cao trong giai đoạn này có thể do Chlamydia lan tỏa khắp cơ thể mặc dù không có triệu chứng sưng hạch hay viêm tại chỗ. LGV-Chlamydia có thể tìm thấy trong máu và dịch não tủy ở các bệnh nhân không có và có triệu chứng não-màng não. Các triệu chứng khách do vi khuẩn lan tỏa trong cơ thể: viêm gan, viêm phổi và có thể viêm khớp. CŨng thường gặp tăng bạch cầu, rối loạn chức năng gan, tốc độ lắng máu tăng.

Sau 1-2 tuần, hạch sưng to nhanh, đau vùng bẹn, da trên bề mặt đỏ, hạch dính với tổ chức trở nên mềm lùng nhùng, khi da chuyển màu xám thì hạch sắp vỡ có hình ảnh “quả bóng xanh”. Thường kèm theo sốt, mất ngủ, mệt mỏi và đau. Khi hạch vỡ, hình thành nhiều lỗ dò như gương sen, các đường hầm thông với nhau, mủ đặc sánh màu vàng xanh, trong vài tuần hoặc vài tháng. Quá trình lành sẹo muộn, sẹo co rúm ở vùng bẹn và là biểu hiện cuối cùng của bệnh ở đa số bệnh nhân nam giới mà không để lại di chứng. Khoảng 20% bị tái phát sưng hạch ở những người không điều trị.

Xem thêm:  Bài 40: Bệnh da do nấm Candida

Có khoảng 1/3 số trường hợp hạch mềm lùng nhùng và vỡ mủ, các trường hợp còn lại tiến triển chậm và hình thành một đám cứng ở vùng bẹn mà không vỡ mủ. Khoảng 20% trường hợp hạch vùng đùi cũng sưng to và được ngăn cách với hạch bẹn bởi dây chằng Poupart tạo nên dấu hiệu rãnh bẹn được coi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hột xoài. Khoảng ¾ trường hợp có viêm hạch vùng hố chậu ít khi rò mủ.

Ở phụ nữ, khoảng 20-30% có hội chứng bẹn. Hạch hố chậu và hạch thắt lưng viêm có thể gây nên đau bụng, đau lưng, nhất là khi nằm ngửa làm chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa hay áp xe vòi trứng – buồng trứng. Hậu quả để lại có thể gây dính các tổ chức, cơ quan trong hố chậu.

3.3. Hội chứng hậu môn – trực tràng – sinh dục

Hội chứng có biểu hiện viêm trực tràng ruột két bán cấp, quá sản tổ chức bạch huyết quanh trực tràng và ruột. Biểu hiện muộn hoặc mạn tính là áp xe quanh trực tràng, gây các lỗ dò trực tràng – âm đạo và trực tràng ụ ngồi, dò hậu môn và gây chít hẹp trực tràng (Hội chứng Jersild).

Ở nam giới, hội chứng này có thể do tình dục đồng giới đường hậu môn hoặc do LGV-Chlamydia lan qua bạch mạch. Nữ giới cũng có thể do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc do LGV-Chlamydia lan từ dịch tiết âm đạo hoặc từ cổ tử cung, thanh sau âm đạo qua đường bạch mạch.

Quá sản phì đại tổ chức bạch huyết còn gây trĩ bạch huyết và Condyloma quanh hậu môn. Esthiomene là biểu hiện bệnh lý xảy ra muộn của phù bạch huyết vùng âm hộ, trực tràng. Bệnh hay gặp ở nữ, ban đầu viêm mạch bạch, tiến triển mạn tính gây phù, xơ hóa tổ chức tạo nên đám thương tổn cứng, phì đại, đau gây biến dạng vùng sinh dục-hậu môn.

3.4. Các biểu hiện lâm sàng khác

Phụ nữ có thể gặp u nhú ở niệu đạo gây tiểu khó, nam giới bị lỗ dò dương vật, đáy chậu gây xơ hẹp niệu đạo gây hội chứng niệu đạo – sinh dục – hố chậu (urethogentitoperineal syndrome). Ít gặp biểu hiện bệnh lý phù voi sinh dục (dương vật-bìu), loét âm hộ mạn tính (loét xơ phì âm hộ). Viêm kết mạch mắt có thể xảy ra do lây nhiễm từ sinh dục. Nếu nhiễm trùng tiên phát ở miệng-họng thường do quan hệ tình dục miệng sinh dục sẽ gây viêm hạch bạch huyết lân cận. Một số trường hợp gạy hồng ban nút trong giai đoạn đầu.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS Nguyễn Duy Hưng của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)