duitnow casino

Bài 104: Rụng tóc từng vùng

RỤNG TÓC TỪNG VÙNG

(Alopeica Areata)

1. ĐẠI CƯƠNG

Rụng tóc từng vùng hay rụng tóc từng mảng (alopeica areata) là rụng tóc không sẹo, biểu hiện là các mảng rụng tóc ranh giới rõ, hình tròn hoặc bầu dục ở da đầu hoặc các vùng lông khác của cơ thể.

Bệnh chiếm khoảng 0,2% dân số nói chung và 1,7% dân số trong cuộc đời bị rùng tóc vùng. Bệnh xảy ra ở hai giới như nhau, gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ ở người tẻ cao hơn.

Bệnh được cho là bệnh tự miễn. Ngoài ra bệnh có thể có ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Khoảng 10-42% bệnh nhân có tiền sử gia đình.

Thường không liên quan đến các bệnh lý khác nhưng có thể cùng tồn tại với một số bệnh tự miễn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh bạch biến.

Điều trị còn khó khăn, tỉ lệ tái phát sau dừng thuốc cao, đặc biệt trong các trường hợp nặng. Khoảng 5% tiến triển thành rụng tóc toàn thể và 1% tiến triển thành rụng toàn bộ lông tóc.

Bệnh ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, gây rối lọạn tâm lý, đặc biệt là rụng tóc toàn thể hoặc rụng tóc toàn bộ.

2. CĂN NGUYÊN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

– Rụng tóc từng mảng là bệnh mạn tính chưa rõ căn nguyên, được cho là bệnh tự miễn dịch đặc biệt tổ chức, ảnh hưởng đến nang lông và đôi khi đến cả móng, điều hòa bởi lympho TCD8.

Xem thêm:  Bài 22: Bệnh giang mai

– Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có sự tham gia của miễn dịch tế bào, lympho T, đại thực bào và liên quan đến hệ thống HLA-R4, DR11, DQ7.

– Sinh thiết tại tổn thương rụng tóc từng vùng thấy có sự thâm nhiễm của TCD4, TCD8 quanh nang tóc anagen.

– Yếu tố liên quan: chấn thương, stress, nhiễm khuẩn.

– Yếu tố gen: hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống HLA trong rụng tóc từng vùng. Các nghiên cứu đã cho thấy sự xuất hiện của HLA-DQ3 (DQB1*03) ở trên 80% bệnh nhân rụng tóc từng vùng ở Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và HLA DR4 và/hoặc HLA DRW11 ở trên 60% bệnh nhân rụng tóc từng vùng.

– Khi rụng tóc từng vùng tiến triển thành rụng tóc toàn thể thấy có sự gia tăng HLA DR3, HLA 4, DR5, DR11, DQ7.

– Ngoài ra thấy mối liên quan với một số bệnh: viêm da cơ địa, bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến, tiền sư gia đình có người bị rụng tóc toàn vùng.

 

Stress Viêm hệ thống Nhiễm khuẩn
Giải phóng cytokin

                                   

Bất thường bộc lộ MHC
Bất thường biểu lộ phân tử kết dính
Di chuyển của các tế bào máu
Sản xuất các tự kháng thể quanh nang lông
Tấn công các tế bào mầm anagen ở nang lông
Nang anagen bị tổn thương và nhanh chóng chuyển sang tologen

 

Sơ đồ cơ chế rụng tóc từng vùng

Xem thêm:  Bài 64: Ghẻ

3. LÂM SÀNG

3.1. Triệu chứng

Rụng tóc từng vùng thường xuất hiện đột ngột, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, đôi khi có thể xuất hiện ở vùng râu lông mày, mi mắt,… Kích thước các đám rụng tóc thường từ 1-5 cm, một hoặc nhiều đám, không có dấu hiệu viêm nào, da trơn nhẵn giống như sẹo, có thể tháy một số sợi tóc thanh mảnh, bạc màu nhưu lông tơ, ở rìa đám có gẫy ngắn và mập gọi là tóc dấu chấm than (exclamation point hairs).

– Triệu chứng cơ năng: không đau, không ngứa.

– Biểu hiện ở móng: 10% các trường hợp rụng tóc thể mảng nặng có biểu hiện kèm theo ở móng như chấm (rỗ móng) hoặc móng ráp như giấy cát, đường lõm ngang hoăhc dọc.

3.2. Phân loại

Rụng tóc từng vùng được chia thành 4 loại sau:

– Rụng tócc thành đám (alopecia areata).

– Rụng tóc thể rắn bò (alopecia ophiasis): hay rụng tóc hình dài.

– Rụng tóc toàn phần (alopecia universalis): rụng tóc vùng đầu, rụng cả lông mày, nách, mi, lông mu, lông tơ của cơ thể.

3.3. Tiến triển

Tiến triển của bệnh đa dạng và đặc trưng bởi các đợt tái phát, khoảng 25% bệnh nhân chỉ bị duy nhất một lần. Tuy nhiên đa phần tóc mọc lại tự nhiên. Khoảng 60% sẽ mọc lại tóc một phần trong vòng một năm, tuy nhiên có khi xuất hiện các đám rụng tóc mới trong khi các đám cũ đang mọc lại.

Xem thêm:  Bài 72: Hội chứng Well

– 40% bệnh nhân bị rụng tóc tái phát ngay trong năm đầu, nhưng phần lớn bệnh nhân có thể bị rụng tóc tái phát sau 5 năm. Tóc mới mọc lại có thể màu trắng nhưng theo thời gian có thể trở lại màu tóc tự nhiên.

– Rụng tóc thể mảng đôi khi tiến triển nặng gây rụng tóc toàn phần và rụng toàn bộ lông tóc.

– Tiên lương nặng thường gặp khi:

+ Tóc rụng ở vùng đình chẩm.

+ Các đám rụng tóc iên kết thành từng dải.

+ Rụng tóc tái phát nhiều lần.

+ Rụng tóc có kèm thoe tổn thương móng.

+ Rụng tóc xuất hiện từ thời niên thiếu.

+ Rụng tóc có kèm theo rụng lông ở thân mình hoặc chi.

4. CẬN LÂM SÀNG

Mô bệnh học: nang tóc giảm kích thước, thâm nhiễm lympho quanh mạch, thâm nhiễm lympho quanh nang lông ở tổn thương đang hoạt động.

– Xét nghiệm tóc đồ (trichogram): các sợi tóc anagen loạn dưỡng tăng tỉ lệ tóc telogen tới 40% hoặc hơn (bình thường <20%), các chân tóc hình dùi cui, dấu chấm than.

(Tài liệu được biên soạn bởi TS. BS.Đỗ Thị Thu Hiền)