duitnow casino

Bài 50: Viêm quầng

VIÊM QUẦNG

(Erysipelas)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm quầng nằm trong nhóm bệnh nhiễm trùng mô mềm (Soft-Tissue infections) bao gồm: viêm quầng, viêm mô bào, viêm cân cơ hoại tử. Nhiễm trùng mô mềm được đặc trưng bởi biểu hiện viêm cấp tính, lan rộng, phù nề, sưng đỏ, có thể có mủ của lớp trung bì, hạ bì hoặc các mô cơ kèm theo các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, gai rét. Nguyên nhân thường do liên cầu tan huyết beta (chủ yếu là nhóm A) tụ cầu vàng, và trong viêm cân cơ sâu là sự kết hợp của vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn gram dương gram âm. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, việc xác định nguyên nhân có thể khó khăn hơn do có thề bao gồm cả những nguyên nhân hiếm gặp, những vi sinh vật cộng sinh, nấm và kí sinh trùng.

Lịch sử bệnh: bệnh được biết đến từ thời Trung cổ, khi đó được gọi là  “ngọn lửa của thánh Anthony”, đặt theo tên một vị thánh Kito mà những người bệnh sẽ đến cầu nguyện để khỏi bệnh. Năm 1095, dòng thánh Anthony, một hội Công Giáo La Mã được thành lập ở Pháp để chăm sóc cho các bệnh nhân.

Dịch tễ học: viêm quầng thường chỉ xảy ra lẻ tẻ ở từng cá thể. Từ khoảng giữa thế kỉ 20, do sự phát triển của kháng sinh, cải thiện vệ sinh môi trường, giảm độc lực của vi khuẩn, tỷ lệ mắc viêm quầng giảm, tuy nhiên từ cuối những năm 1980 trở lại đây, bệnh lại có xu hướng gia tăng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, giới tính, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ, người già đặc biệt ở những đối tượng có yếu tố nguy cơ: suy giảm miễn dịch, bệnh lý phù nề mạch bạch huyết…

  1. SINH BỆNH HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN
Xem thêm:  Bài 65: Bệnh do Leishmania

2.1. Sinh bệnh học

Trong viêm quầng, nhiễm khuẩn nhanh chóng lan tới các mạch bạch huyết và hạch bạch huyết vùng sưng và đau. Hình ảnh mô bệnh học cho thấy phù nề lan tỏa ở lớp trung bì và xâm nhập viêm của bạch cầu trung tính, giãn mạch bạch huyết, các ổ hoại tử ngăn cách giữa thượng bì và trung bì. Không có hiện tượng viêm mạch hay huyết khối.

2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây viêm quầng là liên cầu. Hầu hết tổn thương vùng mặt do liên cầu nhóm A trong khi tổn thương vùng chi dưới thường do liên cầu không phải nhóm A. Độc tố liên cầu được cho là góp phần làm tổn thương viêm lan ra nhanh chóng.

Vai trò của tụ cầu vàng và tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) trong bệnh học của bệnh vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Không có bằng chứng thuyết phục cho thấy vai trò của tụ cầu vàng trong viêm quầng. Ngay cả trong trường hợp tìm thấy tụ cầu vàng trong tổn thương thì bệnh vẫn tiến triển tốt khi điều trị bằng penicillin. Tuy nhiên, cũng tương tự như trong chốc bọng nước hoặc hội chứng bong vảy da do tụ cầu, ngoại độc tố tụ cầu vàng có thể là nguyên nhân gây ra các biểu hiện lâm sàng của viêm quầng bọng nước.

Các yếu tố nguy cơ:

–   Tắc nghẽn, phù nề bạch huyết.

–   Ghép tĩnh mạch hiển ở chi dưới

–   Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn.

–   Suy giảm miễn dịch: đái tháo đường, nghiện rượu, nhiễm HIV.

–   Suy động tĩnh mạch.

–   Liệt yếu chi.

–    Hội chứng thận hư.

Vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua vết thương hoặc trầy xước là yếu tố tiên quyết gây ra biểu hiện bệnh. Như vậy các yếu tố tại chỗ như suy tĩnh mạch, loét ứ trệ, nhiễm nấm, côn trùng cắn và vết thương do phẫu thuật được coi như yếu tố đầu vào. Nguồn gốc của các vi khuẩn trong viêm quầng vùng mặt thường là bắt đầu từ viêm mũi họng trong đó viêm họng do liên cầu chiếm 1/3 số trường hợp.

  1. LÂM SÀNG
Xem thêm:  Bài 36: Bệnh hạt cơm

Thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và buồn nôn. Một vài giờ cho đến một ngày sau đó xuất hiện mảng đỏ, phù nề ranh giới rõ với vùng da thường lan rộng dần ra xung quanh. Tổn thương sờ nóng, căng, thâm nhiễm, có thể đau, bỏng rát khi sờ vào tổn thương. Thường có sưng các hạch vùng, kèm hoặc không kèm theo viêm hạch theo đường bạch huyết. Trong một số trường hợp có thể có mụn mủ, mụn nước, bọng nước và các đám xuất huyết hoại tử. Trước đây tổn  thương viêm quầng điển hình được báo cáo chủ yếu ở vùng mặt, còn hiện nay chi dưới lại là vị trí phổ biến nhất.

Các biến chứng của viêm quầng thường hiếm gặp và chỉ xảy ra ở những beehj nhân có bệnh lý kèm theo. Khi điều trị ổn định (loại trừ được nhiễm khuẩn), tổn thương bong vảy để lại dát tăng giảm sắc tố sau viêm.

  1. CẬN LÂM SÀNG

4.1. Xét nghiệm tìm nguyên nhân

Mặc dù dựa vào đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của viêm quầng có thể sơ bộ định hướng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp cần tiến hành những xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh như nhuộm Gram (đối với dịch từ bọng nước hoặc bệnh phẩm từ vết thương hở), nghiên cứu tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ. Nhiễm khuẩn huyết hiếm gặp, xét nghiệm cấy máu chỉ dương tính trong 4% trường hợp. Do đó, cấy máu thường chỉ được chỉ định trong các trường hợp suy giảm miễn dịch.

Xem thêm:  Bài 83: Bệnh lupus ban đỏ

4.2. Các xét nghiệm khác

Ngoài nhuộm soi trực tiếp và nuôi cấy, trong một nghiên cứu miễn dịch huỳnh quang trực tiếp đã xác định được tác nhân gây bệnh là liên cầu ở 19 trong số 27 trường hợp viêm quầng. Trong nhiều trường hợp cần tiến hành xét nghiệm sinh thiết tổn thương để loại trừ tổn thương viêm không nhiễm trùng khác. Hình ảnh giải phẫu bệnh của viêm quầng được đặc trưng bởi hiện tượng phù nề bạch huyết, giãn mạch máu ở trung bì nông, và xâm nhập viêm bạch cầu trung tính và liên cầu ở mô và mạch bạch huyết. Tuy không tìm thấy liên cầu trong các mạch máu nhưng sự hiện diện của liên cầu ở hệ bạch huyết đã gây ra phản ứng viêm mạch. Trung bì phù nề rõ rệt và xâm nhập nhiều bạch cầu trung tính, và các tế bào đơn nhân chủ yếu ở quanh mạch máu. Thượng bì chủ yếu là phù nề thứ phát.

Trong thực hành lâm sàng,  thông thường các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh ít được chỉ định mà chủ yếu là các xét nghiệm công thức máu, máu lắng,CRP để xác định tình trạng nhiễm khuẩn, sinh hóa máu theo dõi chức năng gan, thận, điện giải đồ cho bệnh nhân.  

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Nguyễn Minh Thu của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)