duitnow casino

Bài 51: Viêm mô bào

VIÊM MÔ BÀO

(Cellulitis)

  1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm mô bào nằm trong nhóm bệnh nhiễm trùng mô mềm (Soft-Tissue Infections) bao gồm: viêm quầng, viêm mô bào, viêm cân cơ hoại tử. Thuật ngữ “viêm mô bào” thường dùng để chỉ tình trạng viêm cấp tính không hoại tử của da và mô dưới da, thường không liên quan đến cân cơ.  Viêm mô bào được đặc trưng bởi tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau, ranh giới không rõ, không có loét, hình ảnh lâm sàng giống viêm quầng nhưng lan sâu xuống tổ chức dưới da, ranh giới không rõ ràng.

Liên cầu là nguyên nhân thường gặp gây viêm quầng và viêm mô bào không sinh mủ, không xác định rõ yếu tố đường vào. Đối với viêm mô bào có mủ (nhọt, nhọt cụm hoặc áp xe…) tụ cầu vàng lại là nguyên nhân chính.

Dịch tễ học: bệnh tương đối phổ biến, có thể gặp ở mọi chủng tộc, lứa tuổi, giới tính. Tùy thể lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh mà hay gặp ở các đối tượng khác nhau. Viêm mô bào ở má do H influenzae type B  hoặc quanh hậu môn do liên cầu tan huyết beta nhóm A thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, tổn thương vùng chi dưới lại thường gặp hơn ở người trên 50 tuổi, có các yếu tố nguy cơ như tắc mạch, huyết khối…

  1. SINH BỆNH HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN

Viêm mô bào thường xảy ra sau tổn thương da như vết nứt, vết thương hoặc vết cắn của côn trùng. Trong một số trường hợp không xác định được yếu tố đường vào tổn thương viêm mô bào có thể là do những vi chấn thương bên ngoài da hoặc do sự xâm nhập của vi khuẩn. Tổn thương viêm mô bào vùng mặt có thể do viêm răng lợi trước đó. Những bệnh nhân bị chốc, nấm bàn chân, tắc nghẽn mạch bạch huyết, suy tĩnh mạch, loét tỳ đè và béo phì đặc biệt dễ tái phát tình trạng viêm mô bào.

Xem thêm:  Bài 118: Dị sừng nang lông

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm mô bào là liên cầu nhóm A và tụ cầu vàng. Đã xác định được một số vi khuẩn viêm mô bào như: liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh, phế cầu, trực khuẩn gram âm, ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể gặp cả nấm men và nấm mốc. E.coli, các vi khuẩn đường ruột khác và vi khuẩn kị khí cũng có thể là nguyên nhân gây viêm mô bào, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, nhập viện kéo dài, đặt đường truyền tĩnh mạch, bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch… Trong một số trường hợp, viêm mô bào có nguồn gốc từ những ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể và lan theo đường máu. Phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn mủ xanh, loài Brucella cũng đã được báo cáo là nguyên nhân hiếm gặp của viêm mô bào do lây lan qua đường máu.

  1. LÂM SÀNG

Bệnh nhân thường có triệu chứng toàn thân trước đó như sốt, gai rét và mệt mỏi. Sau một vài ngày, xuất hiện tổn thương da sưng, nóng, đỏ, đau, khó xác định ranh giới tổn thương. Trong trường hợp nặng có thể hình thành mụn nước, bọng nước, mụn mủ hoặc hoại tử. Có thế có hạch ngoại biên kèm theo. ở trẻ em vị trí thường gặp là vùng đầu mặt cổ, trong khi ở người lớn lại thường gặp ở chi (đối với đối tượng tiêm chích ma túy hay gặp ở chi trên). Viêm mô bào thường ít khi để lại biến chứng, một số biến chứng có thể gặp là viêm cầu thận cấp ( nếu nguyên nhân gây bệnh là Nephritogenic streptococci),  viêm hạch và viêm nội mạc nhiễm khuẩn.

Xem thêm:  Bài 20: Porphyria da chậm

Tổn thương lan rộng thepo đường bạch huyết, tràn khí tại chỗ và bất ổn huyết động là những dấu hiệu nặng của bệnh nhân cần điều trị tích cực hơn.

  1. CẬN LÂM SÀNG

Đối với những trường hợp diện tích tổn thương không lớn, đau ít, không có các dáu hiệu toàn thân (sốt, gai rét, mất nước, tahy đổi trạng thái tinh thần, thở nhanh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp…) không có bệnh nặng kèm theo (tuổi cao, suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch…) việc chỉ định xét nghiệm không thục sự cần thiết.

4.1. Xét nghiệm tìm nguyên nhân

Đối với những trường hợp nặng hoặc triệu chứng không điển hình cần tiến hành thêm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân như nhuộm Gram, nuôi cấy vi khuẩn tại tổn thương. Tỷ lệ nuôi cấy dương tính trên 90% số trường hợp nếu bệnh phẩm được lấy từ rạch tổn thương và dẫn lưu dịch từ ổ áp xe để làm xét nghiệm.

Xét định sinh thiết da không được chỉ định thường xuyên nhưng có thể được dùng để loại trừ tổn thương không do nhiễm trùng. Trên tiêu bản mô bệnh học có thể thấy hình ảnh viêm mô mềm bao gồm xâm nhập viêm của bạch cầu, giãn mao mạch và hình ảnh vi khuẩn ở mô.

Cấy máu thường được chỉ định trong một số trường hợp như có phù bạch huyết kèm theo, tại các vị trí giải phẫu đặc biệt như vùng mặt nhất là mắt, bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với nước bị ô nhiễm, bị động vật cắn, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có khối u ác tính đang điều trị hóa chất, giảm bạch cầu…

Xem thêm:  Bài 57: Bệnh thủy đậu

4.2. Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm máu thường thấy biểu hiện nhiễm khuẩn: tăng bạch cầu ( đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính), tốc độ máu lắng tăng, CRP ( C Reactive Protein) tăng.

Trong trường hợp viêm mô bào tái phát nghi do nấm da hoặc nấm móng, cần làm xét nghiệm soi tươi và nuôi cấy nấm.

(Tài liệu được biên soạn bởi BS. Nguyễn Minh Thu của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)