duitnow casino

Bài 81: Lichen chấm

LICHEN CHẤM

( Lichen nitidus)

1. LỊCH SỬ BỆNH HỌC

Lichen nitidus ( nitidus trong tiếng Latin à bóng hay sáng lấp lanh) là bệnh da hiếm gặp được mô tả lần đầu tiên bởi Felix Pinkus vào năm 1901 với tổn thương là những sẩn nhỏ màu hồng hay nâu đỏ, sáng bóng, thường giới hạn ở khu vực dương vật, cơ quan sinh dục, bụng hay các chi, ít khi lan rộng khắp toàn thân. Mặc dù là bệnh da mạn tính nhưng tiên lượng thường tốt và không có liên quan tới các bệnh hệ thống của cơ thể.

Do tính chất hiếm gặp của bệnh nên tỉ lệ gặp chính xác của bệnh Lichen nitidus còn chưa được xác định rõ ràng. Không có khuynh hướng mắc bệnh nổi trội theo chủng tộc nhưng số lượng bệnh nhân da đen được phát hiện nhiều hơn các màu da khác. Có thể do sự nổi bật của các tổn thương nhạt màu trên nền da sẫm khiến cho bệnh dễ được phát hiện hơn trong những trường hợp này. Bệnh cũng được báo cáo là gặp nhiều ở trẻ em, những người trẻ tuổi và nam giới hơn là các đối tượng khác, tuy nhiên cũng chưa có dữ liệu chính xác cho những nhận định này.

2. CĂN NGUYÊN BỆNH SINH

Trước đây Lichen nitidus từng được coi là một phản ứng dạng lao, hiện nay bệnh được coi là một rối loạn chưa rõ căn nguyên. Mối quan hệ giữa Lichen nitidus và Lichen phẳng đã được tranh luận trong nhiều năm. Một số tác giả cho rằng Lichen nitidus là một biến thể của lichen phẳng do sự đồng tồn tại của cả hai bệnh đã được quan sát thấy trên một vài bệnh nhân. Tuy nhiên hầu hết các nhà lâm sàng cũng như các kết quả nghiên cứu dựa trên biểu hiện lâm sàng, mô bệnh học và các biến đổi về miễn dịch học đều cho rằng đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt.

Xem thêm:  Bài 103: Rụng tóc androgen

Có giả thuyết cho rằng một chất gây dị ứng có thể kích thích các tế bào trình diện kháng nguyên ở thượng bì và trung bì như tế bào Langerhan, qua đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào gây tích tụ các tế bào lympho và hình thành các sẩn viêm rời rạc trên da. Các cytokin riêng biệt được sản xuất  bởi những tế bào viêm ảnh hường đến đáp ứng miễn dịch và có thể làm thay đổi phản ứng của lympho T để tạo ra các u hạt ở trung bì nông trong bệnh Lichen nitidus. Hiện tượng suy giảm miễn dịch tế bào đã được báo cáo trong các trường hợp Lichen nitidus và cũng đã có trường hợp tổn thương dạng Lichen nitidus bùng phát trên bệnh nhân nhễm HIV, như vậy miễn dchj qua trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của Lichen nitidus.

3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Tổn thương cơ bản là các sẩn tròn, đứng riêng rẽ, kích thước từ 1 – 2 mm có màu hơi hồng hoặc giảm sắc tố ở người da đen, bề mặt mịn và bằng phẳng, sáng bóng. Đôi khi trên tổn thương có ít vảy hoặc xuất hiện sau khi cọ xát bề mặt các sẩn.

Tổn thương có thể xuất hiện ở bất kì nơi nào trên da tuy nhiên những vị trí hay gặp là mặt gấp cổ tay và cánh tay, bụng dưới, ngực, quy đầu, thân dương vật và các vùng khác của bộ phận sinh dục. Những vị trí có tổn thương là niêm mạc, móng tay, lòng bàn tay bàn chân. Các tổn thương khác của Lichen nitidus có thể gặp nhưng rất hiếm là bọng nước, xuất huyết, tổn thương dạng dải hoặc tổn thương lan tỏa toàn thân.

Xem thêm:  Bài 17: Bệnh rám má

Tổn thương lòng bàn tay, bàn chân ít gặp nhưng biểu hiện thường đa dạng, có thể dày sừng lòng bàn tay bàn chân thông thường hay kèm theo đỏ da, nứt hoặc sờ vào da lòng bàn tay bàn chân bệnh nhân thấy hơi khô nhám như tờ giấy ráp do có rất nhiều các gai sừng nhỏ ở trên bề mặt. Tổn thương ở móng có thể là các đường sọc chạy dọc móng, những lằn gợn ngang móng, tách móng hay các vết lõm trên móng.

Thông thường tổn thương của Lichen nitidus không ngứa nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân ngứa dữ dội. Hiện chưa phát hiện mối liên quan nào giữa Lichen nitidus với các bệnh lý hệ thống khác nhưng đã có những trường hượp xuất hiện sau khi tiêm vaccin viêm gan virus B.

Các tổn thương của Lichen nitidus có thể tự khỏi sau vài tháng đến một năm mà không cần điều trị gì trong khoảng hai phần ba số các ca bệnh. Tổn thương lành mà không để lại sẹo hay các rối loạn về sắc tố nào. Tổn thương mới có thể xuất hiện tiếp sau khi các tổn thương cũ đã khỏi nhưng rất hiếm những trường hợp bệnh dai dẳng và biểu hiện toàn thân.

(Tài liệu được biên soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Thùy Linh của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội).