duitnow casino

Bài 109: Móng chọc thịt

MÓNG CHỌC THỊT

(Ingrowntoenails)

1. ĐẠI CƯƠNG

Móng chọc thịt là hiện tượng góc trước của bờ bên bản móng chọc và xé rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên làm cho sưng, đau và tiếp theo là nhiễm khuẩn ở cuốn móng bên cạnh. Các triệu chứng có xu hướng xấu hơn khi đi giày, nhiễm khuẩn và đặc biệt là bờ bên bản móng liên tục phát trển chọc vào phần mềm ở cuốn móng bên.

Móng chọc thịt thường xảy ra ở ngón chân đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái và hiếm ở ngón tay.

Móng chọc thịt gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng lại gây khó khăn cho người bệnh khi đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giầy mà lại không đi được vì đau do móng chọc.

2. NGUYÊN NHÂN

Cắt tỉa móng không hợp lý và đi giầy chật là hai nguyên nhân chính gây móng chọc thịt.

– Cắt tỉa móng không thích hợp: khi cắt tỉa bờ bên bản móng sâu vào bên trong, tổ chức phần mềm bị ép vào thay thế chỗ của bản móng đã cắt, bản móng phát triển thẳng ra phía ngoài xuyên qua tổ chức phần mềm gây móng chọc thịt.

– Đi giầy chật: đi giầy cao gót, mũi nhọn, mũi giầy ép cuốn móng bên vào bờ bên bản móng, bản móng phát triển xuyên vào cuốn móng bên gây móng chọc thịt.

Xem thêm:  Bài 3: Bệnh Pemphigus

Ngoài ra còn có thể gặp các nguyên nhân như tình trạng bệnh lý của móng dẫn đến thay đổi bất thường của bản móng, ví dụ: nấm móng, loạn dưỡng… làm dày và rộng ngón có thể thúc đẩy bản móng đâm vào cuốn móng bên. Phụ nữ chửa đẻ tăng cân cũng có thể bị móng chọc thịt do phần mềm ở cuốn móng bên phát triển chùm lên bàn móng. Bản móng phát triển chọc vào tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên.

3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Giai đoạn I (viêm nhẹ)

Dấu hiệu sớm nhất của móng chọc thịt là đau, sưng nhẹ và tăng tiết mồ hôi của vùng liên quan. Bản móng đã gây chấn thương cho biểu mô của móng bên, hiện thượng này liên tiếp xảy ra gây nên phù nề cuốn móng bên, phù nề này càng trầm trọng hươn do áp lực ở giữa bản móng và xương ngón. Có nhiều mức độ sưng nề và đỏ có thể xảy ra, nó phụ thuộc vào thời gian của tổn thương.

Giai đoạn II (viêm vừa)

Đặc điểm của giai đoạn này là đau nhạy cảm, tăng tiết mồ hôi và tăng sinh tổ chức hạt ở cuốn móng bên thông qua tổ chức mới phá hủy hoặc loét và trùm lên bản móng, cuốn móng bên phù nề, tiết dịch và mủ. Có mùi thối được tạo ra bởi các vi khuẩn gram dương xâm chiếm tại chỗ.

Giai đoạn III (viêm nặng)

Xem thêm:  Bài 101: Sinh học phát triển của tóc và móng

Các triệu chứng giai đoạn này giống như giai đoạn II, nhưng về mặt giải phẫu lại có sự khác biệt quan trọng. Tổ chức hạt phủ lên bản móng làm cho bản móng không thể nâng lên khỏi rãnh móng.

4. XÉT NGHIỆM

Không cần xét nghiệm để chẩn đoán, có thể xét nghiệm phục vụ điều trị phẫu thuật.

(Tài liệu được biên soạn bởi Ths.BS. Phạm Cao Khiêm)