duitnow casino

Bài 59: Biểu hiện ngoài da do nhiễm giun, sán

BIỂU HIỆN NGOÀI DA DO NHIỄM GIUN, SÁN

(Relationship between helminths and cutaneuos signs)

1. ĐẠI CƯƠNG

Giun sán gây bệnh da được chia làm 3 nhóm là: giun tròn (round worms), sán lá gan (flukes) và sán dây (tapeworms) hay còn gọi là sán xơ mít. Vòng đời của các loại giun sán này rất phức tạp. Sau khi đã hoàn thành một chu kỳ từ giai đoạn ấu trùng đến giun sán trưởng thành thì chúng kí sinh ở vật chủ chính là người. Ngược lại giun sán ở động vật không thể phát triển ở người đến giai đoạn trưởng thành, mặc dù khi người bệnh bị nhiễm những giun sán này vẫn có thể gây tổn thương cho các cơ quan và biểu hiện những triệu chứng lâm sàng.

Các loại giun sán nhiễm vào người gây những thương tổn da khác nhau. Trong chu kỳ phát triển, tùy theo từng giai đoạn, tùy từng loại giun sán thì có những biểu hiện ngoài da ở một hoặc nhiều giai đoạn (giai đoạn thâm nhập, giai đoạn xâm lấn lan tràn cấp tính hay giai đoạn mạn tính).

Giai đoạn thâm nhập, các triệu chứng ngoài da chỉ gặp ở những loại giun sán vào cơ thể người bằng cách thâm nhập qua da. Những trường hợp này, các triệu chứng lâm sàng tồn tại trong thời gian ngắn. Đối với giun sán ở người giai đoạn này tồn tại dài hơn so với giun sán ở động vật. Ví dụ như giun móc ở động vật gây bệnh ấu trùng di chuyển dưới da.

Giai đoạn cấp tính còn gọi là giai đoạn xâm lấn lan tỏa của chu kỳ giun sán. Thương tổn da tiên phát thường là sẩn mày đay, có thể tồn tại trong thời gian ngắn nếu giun sán được cơ thể con người dung nạp. Ngược lại, nếu cơ thể con người chưa dung nạp thì các sẩn mày đay này sẽ tồn tại kéo dài trong vài tuần thậm chí đến vài tháng. Ví dụ như trường hợp nhiễm giun sán gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng.

Giai đoạn mạn tính, thương tổn da có những biểu hiện khác nhau tùy theo từng loại giun sán. Đặc điểm của thương tổn liên quan đến sự có mặt của giun sán trưởng thành, trứng hoặc ấu trùng trong da và mô duới da. Những biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là viêm nhiễm da tiến triển, viêm mô mỡ dưới da, sần và u cục.

Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật, gây tử vong cho người ở các nước nhiệt đới và các nước đang phát triển. Nhiều người bị nhiễm giun sán có thương tổn da và các mô mềm.

Một số loại giun sán có thể tồn tại nhiều năm trong ơ thể người với các triệu chứng ban đầu và các triệu chứng phát sinh theo năm tháng từ sau khi bị nhiễm bệnh.

Tăng bạch cầu ái toan và các biểu hiện quá mẫn thường xảy ra trong giai đoạn giun sán di chuyển ở các mô.

2. GIUN TRÒN ( Roundworms)

2.1. Bệnh giun đũa ( Ascariasis)

2.1.1 Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học

Giun đũa gặp ở khắp nơi trên thế giới Tỷ lệ nhiễm giun đũa cao ở trẻ em, ở các khu vực khí hậu nóng ẩm và các vùng dân cư đông đúc, nghèo đói, điều kiện vệ sinh kém. Đất sét, đát dẻo là môi trường thuận lợi để trứng giun đũa lưu tồn.

Căn nguyên và sinh bệnh học: Bệnh giun đũa là do Ascaris lumbricoides, đôi khi do A. suum, A. lumbricoides, là loại giun tròn đường ruột lớn nhất (con cái có chiều dài từ 20-25 cm và đường kính 3-6 mm, con đực dài 15-17 cm). Người bị nhiễm giun đũa là do ăn phải trứng giun từ phân người thải ra tồn lưu trong đấtt cats rồi lẫn vào rau, quả, nước uống hoặc tay bẩn. Cho nên, bệnh giun đũa được xếp vào nhóm bệnh do kí sinh trùng truyền qua đất.

Chu kỳ phát triển của giun đũa: giun đũa trưởng thành thường ký sinh ở ruột non của người. mỗi con giun đũa cái có thể đẻ 2.400.000 trứng mỗi ngày. Trứng thụ tinh và trứng không thụ tinh được bài xuất ra ngoài. Sau 18 ngày đến vài tuần, tùy theo điều kiện thuận lợi của môi trường (ẩm ướt, ấm áp, bóng râm), trứng thụ tinh có phôi sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng. Khi người nuốt phải trứng, ấu trùng sẽ ra khỏi vỏ trứng, thâm nhập qua thành ruột, theo tĩnh mạch cửa và hệ thống tuần hoàn đến phổi. Ấu trùng phát triển ở phổi trong khoảng 10-14 ngày rồi chui qua thành phế nang lên phế quản đến hầu. Ấu trùng theo thực quản xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Từ khi nuốt phải trứng giai đoạn nhiễm đến khi thành giun cái trưởng thành và đẻ trứng khoảng 2-3 tháng.

2.1.2 Triệu chứng lâm sàng

Những dấu hiệu thực thể do nhiễm giun đũa liên quan đến các giai đoạn trong chu kì phát triển của giun. Những biểu hiện của hội chứng hô hấp, sẩn mày đay, xảy ra sau khi ăn phải trứng giun đũa từ 10-14 ngày, tức là giai đoạn ấu trùng xâm nhập vào máu đến phổi.

Thương tổn da: sẩn ngứa, nổi mày đay thường xảy ra ở giai đoạn xâm lấn lan tràn của ấu trùng giun, có thể kèm theo hội chứng Loeffler (ho, khò khè, khó thở), sốt và các triệu chứng dạ dày-ruột không đển hình. Các triệu chứng này sẽ tự biến mất ở cuối giai đoạn xâm lấn

Chẩn đoán phân biệt với sẩn ngứa, mày đay do các nguyên nhân khác.

Những triệu chứng đường ruột liên quan đến nhiễm giun sán thường biểu hiện kh ấu trùng theo thực quản xuống ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian trứng phát triển thành giun thường từ 50-75 ngày sau khi trứng được nuốt vào đường tiêu hóa. Các triệu chứng đầu tiên có thể thấy sau khi bị nhiễm trứng giun sán từ vài tuàn đến vài tháng. Trong đường tiêu hóa, hầu hết giun đũa trưởng thành sống được từ 8-12 tháng, đôi khi sống lâu hơn đến 24 tháng.

Chẩn đoán lâm sàng: với các triệu chứng ngoài da, ở đường tiêu hóa hay biểu hiện toàn thân thì không đặc hiệu. Chẩn đoán xác định nhiễm giun đũa trưởng thành ở đường tiêu hóa khi tìm thấy trứng giun đũa trong phân.

2.1.3. Xét nghiệm

Tăng bạch cầu ưa acid ở máu ngoại biên, nhất là giai đoạn xâm lấn.

Tăng IgE trong huyết thanh.

Xem thêm:  Bài 7: Bệnh Duhring – Brocq

Tìm trứng giun đũa trong phân.

Đôi khi phát hiện giun trưởng thành theo phân ra ngoài hoặc thấy giun ngoi lên hầu, họng hoặc thấy giun khi phẫu thuật ổ bụng.

Có thể tìm thấy ấu trùng giun đũa ở nước bọt hay dịch rửa dạ dày

X-quang ở giai đoạn sớm khi bị nhiễm giun đũa có thể thấy thâm nhiễm thoáng qua ở cả hai bên phổi.

2.2. Giun kim (Threadworm)

2.2.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học

Là bệnh giun thường gặp ở trẻ em ( Enterobiasis). Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các nước công nghiệp hóa.

Giun kim thường gặp ở trẻ em là Enterobius vermicularis. Người là vật chủ duy nhất. Lây nhiễm trứng của Enterobius vermicularis có thể trực tiếp từ hậu môn lên miệng qua các ngón tay hay qua quan hệ tình dục hoặc có thể qua các đồ dùng có nhiễm trứng giun vài trải giường, quần áo, nhà tắm, chất thải của người hoặc hít, nuốt phải trứng giun trong bụi. Bênh giun kim cũng được xếp vào nhóm ệnh do kí sinh trùng truyền qua đất.

Giun kim đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn. Ấu trùng bên trong trứng phát triển sau 4-6 giờ. Sau khi nuốt phải trứng (giai đoạn nhiễm ), đến ruột non, ấu trùng thoát khỏi vỏ phát triển thành giun trưởng thành rồi kí sinh ở ruột già. Thời gian từ khi nuốt phải trứng cho đến khi phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng mất khoảng 1 tháng. Giun kim trưởng thành có  thể sống khoảng 2 tháng. Ban đem giun cái có trứng di chuyển đến hậu môn và đẻ trứng ở các nếp gấp quanh hậu môn. Cũng có thể ấu trùng mới nở từ vùng da quanh hậu môn bò ngược lên trực tràng.

2.2.2. Triệu chứng lâm sàng

Ngứa hậu môn và quanh hậu môn ban đêm là triệu chứng sớm, có thể tìm thấy giun kim ở quanh hậu môn. Da có thể bị bội nhiễm và nguy cơ gây nứt kẽ hậu môn, viêm mô tế bào. Ở phụ nữ đôi khi bị viêm âm hộ, âm đạo do giun kim và có những cục ở vùng âm hộ.

2.2.3. Xét nghiệm :

Các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học không có gì đặc biệt, đôi khi thấ tăng ạch cầu ưa acid, thường gặp ở giai đoạn xâm nhập lan tràn của giun.

2.3. Bệnh giun móc (Hookworm disease, Uncinariasis)

2.3.1. Đặc điểm tình hình va sinh bệnh học

Bệnh thường gặp ở nông thôn vùng nhiệt đới và cận nhiêt đới, cũng có tể gặp ở vùng có khí hậu ôn hòa với điều kiện vệ sinh kém. Phần lớn những người mang giun móc không có hoặc có ít triệu chứng.

2.3.2. Căn nguyên

Giun móc /mỏ ở người chủ yếu là do Ancylostoma đuoenale hoặc Necator americanus. Con cái dài 8-11 mm, con đực dài 10-13 mm. trứng có kích thước trung bình 60 um, hình bầu dục, vỏ mỏng, có 4, 8 hay 16 nhân.

Trứng được bài xuất theo phân ra ngoài. Trong điều kiện thuận lợi, trứng có phôi nở trong đất và phát triển thành ấu trùng hình chỉ, lây bệnh sau 5 đến 10 ngày (thoát vỏ 2 lần). Ấu trùng này có khả năng sống trong môi trường tự nhiên từ 3-4 tuần với điều kện thuận lợi. Người là vật chủ chính cho 2 loài giun móc trên. Ấu trùng giun móc thâm nhiễm vào người qua da khi lao động, tiếp xúc trực tiếp với đất cát có nhiễm mầm bệnh hoặc do chăm sóc trẻ đang bị nhiễm giun móc. Bệnh giun móc được xếp vào nhóm bệnh ký sinh trùng truyền qua da.

Sau khi chui qua da, ấu trùng sẽ theo tĩnh mạch đến tim và phổi rồi qua khí phế quản lên hầu, xuống dạ dày, đến ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành ký sinh trong tá tràng, hỗng tràng hay phần đẩu ruột non, bám vào thành ống tiêu hóa nhờ hấp khẩu có móc hoặc răng sắc. Giun ngoạm sâu dưới lớp niêm mạc ruột gây loét. Khi bị bôi nhiễm vi khuẩn, vết loét có thể sùi như hạt ổi. Vừa hút máu, giun còn tiết ra chất làm chậm đông máu gây chảy máu kéo dài, thậm chí đại tiện có thể thấy phân lẫn màu đen.

Ngoài đường lây nhiễm qua da, giun móc còn qua miệng do ăn phải ấu trùng từ rau sống, tay ẩn, đất bụi. Giun móc nhiễm qua đường miệng, ấu trùng xuống thẳng tá tràng và nở ra giun trưởng thành, không cosquas trình duy chuyển qua máu và các cơ quan nội tạng.

2.3.3.  Triệu chứng lâm sàng

Thương tổn da có thể thấy khi ấu trùng giun thâm nhập vào cơ thể hoặc giai đoạn xâm lấn lan tỏa của bệnh. Trong khoảng từ 1-2 ngày sau tại vùng da ấu trùng tiếp xúc và thâm nhập sẽ xuất hiện dát đỏ, nề, sẩn hoặc sẩn phù, thường ở các bàn chân. Các triệu chứng toàn thân ở giai đoạn xâm lấn lan tỏa của giun móc ít biểu hiện hơn so với nhiễm giun đũa. Một số bệnh nhân, ấu trùng di trú vào phổi có thể gây nổi sẩn mày đay và tự biến mất ở cuối giai đoạn này. Các biểu hiện ở phổi ( ho, khè, khó thở), sẩn mày đay có thể xảy ra sau khi giun móc thâm nhập vào cơ thể từ 1-3 tuần. Triệu chứng đường tiêu hóa thường xảy ra sau khoảng 1 tháng.

Giun móc/mỏ trưởng thành hút máu và làm chảy máu ở đường tiêu hóa gây thiế máu ngày một nặng cho nên triệu chứng nổi bật ở giai đoạn này là những biểu hiện lâm sàng do thiếu máu như: chóng mặt hoa mắt, suy tim, da xanh xao, niêm mạc nhợt, phù dinh dưỡng hay phù toàn thân… Có thể phát triển rầm rộ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữa có thai.

2.3.4. Xét nghiệm

Tìm thấy trứng giun móc ở phân sau khi nhiễm bệnh từ 4-6 tuần. Ở giai đoạn ấu trùng thâm nhập và khi có các triệu chứng ở phổi, xuất hiện sần mày đay thì xét nghiệm trúng giun âm tính. Không thể phân biệt được trứng giun móc N. americanus và A. duodenale bằng kính hiển vi ánh sáng thường.  

2.4 Ấu trùng di cuyển ở da do giun móc (Hookworm-related cutaneous larva migrans- Hr. CLM)

Bệnh gặp ở khắp nơi, nhưng thường thấy nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Căn nguyên gây bệnh là do ấu trùng giun móc của động vật (mèo, chó), thường gặp ở chủng Ancylostoma braziliense, ngoài ra còn có các chủng khác như: A. caninum uncinaria, stenocephala.

2.4.1. Triệu chứng lâm sàng:

Xem thêm:  Bài 109: Móng chọc thịt

Thời gian từ khi bị lây nhiễm đến khi có những biểu hiện lâm sàng ngắn từ 3-6 ngày. Thương tổn da rất dễ nhận biết với các đặc điểm như: dát đỏ, nổi cao trên mặt da, bọng nước, thành đường vằn vèo dài khoảng 3 mm, có khi đến 15-20 cm. Thương tổn có thể đơn độc hoặc nhiều, rất ngứa, đôi khi đau. Mỗi ngày ấu trùng di chuển lên phía trước từ vài milmet đén vài centimet. Vị trí thường gặp là ở chân và mông. Niêm mạc có thể bị tổn thương, hiếm khi thấy tróc da và chốc hóa.

Nhũng biểu  hiện lâm sàng khác có thể gặp là viêm nang lông, tạo thành vài chục đến thành hàng trăm sẩn hay mụn mủ nang lông. Thương tổn khu trú tại một vùng, rất ngứa. Có thể thấy một vài đường hang vằn vèo ở những vùng da khác. Tiến triển từ 2-8 tuần.

2.4.2. Xét nghiệm

Tăng bạch cầu ưa acid thoáng qua. Mô bệnh học thấy aaustrungf ở nang lông, đường hầm ở giữa lớp sừng cùng với thâm nhiễm bạch cầu ưa acid. Cạo thương tổn, soi trên kính hiển vi có thể thấy ấu trùng còn sống hay đã chết.

2.4.3. Tiến triển: bệnh có thể tự khỏi trong vòng từ 4-8 tuần.

2.5. Bệnh giun chỉ bạch mạch (Lymphatic Filariasis)

2.5.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học

Giun chỉ bạch gặp nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Ấn Độ, Đông Á, Nam Á, châu Đại Dương, châu Phi.

2.5.2. Căn nguyên và sinh bệnh học

Giun chỉ bạch mạch do 3 loài là: Brugia malayi, Brugia timori và Wuchereria bancrofit, được truyền qua muỗi. Ở Việt Nam, cho đến nay mới phát hiện được hai loài giun chỉ gây bệnh bạch mạch ở người: miền Bắc chủ yếu là loài Brugia malayi, miền Nam là loài Wuchereria bancrofit.

Giun chỉ trưởng thành sống trong hệ bạch mạch của người, có tuổi thọ từ 4-6 năm, có khi đến 40 năm. Giun chỉ cái và giun chỉ đực sống cùng nhau, cuộn tròn như cuộn chỉ, màu trắng sữa, con đực dài 4cm, con cái dài 8-10 cm.

Lây truyền bệnh giun chỉ từ người này sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi. Muỗi hút máu người có ấu trùng giun chỉ. Ấu trùng vào dạ dày của muỗi rồi xuyên qua thành dạ dày, sau đó di chuyển đến cơ ngực. Tại đây, ấu trùng phát triển qua 3 giai đoạn để trở thành ấu trùng gây nhiễm. Thời gian từ khi ấu trùng vào cơ thể muỗi cho đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm khoảng 10-14 ngày. Ấu trùng gây nhiễm di chuyển đến vòi muỗi và truyền sang người khác khi hút máu. Ấu trùng giun chỉ sẽ đến hệ thống bạch huyết phát triển thành giun chỉ trưởng thành và sống trong hệ thống bạch huyết của người. Giun chỉ trưởng thành đẻ ra ấu trùng. Ấu trùng lưu thông trong máu và thường xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm.

2.5.3. Triệu chứng lâm sàng

Thời kì ủ bệnh thường kéo dài từ 3-18 tháng. Đối với ấu trùng giun chỉ B. malayi có thể ủ bệnh ngắn hơn từ 2-3 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Ấu trùng giun chỉ W. bancrofit xuất hiện đầu tiên trong máu ngoại vi là từ 8-12 tháng, nhưng triệu chứng lâm sàng thì xuất hiện sớm hơn từ 1-2 tháng sau khi bị phơi nhiễm. Triệu chứng và các di chứng do giun chỉ gây nên sẽ tồn tại kéo dài sau khi chúng đã chết.

Bệnh giun chỉ bạch mạch gây tàn tật cho người lớn, đôi khi gặp ở trẻ em. Những thương tổn bạch mạch đầu tiên thường để lại di chứng sau nhiều năm, nhưng thường có những biếu hiện lâm sàng không rõ ràng như viêm bạch mạch tái diễn hay viêm hạch không đặc hiệu. Những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh nhiễm giun chỉ mạn tính sau nhiều năm mới xuất hiện. Ở vùng dịch tễ, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng tăng ở độ tuổi từ 20 trở lên. Biểu hiện từ nhẹ đến mức độ rất nặng gây mất khả năng lao động (chiếm dưới 1%).

Các triệu chứng cấp tính: sốt cao xuất hiện đột ngột, kèm theo mệt mỏi và nhức đầu. Triệu chứng sớm ở da là viêm bạch mạch và hạch bạch huyết thường xảy ra sau sốt vài ngày. Biểu hiện viêm đỏ, đau dọc theo đường bạch mạch, thường gặp ở mặt trong chỉ dưới cùng với hạch bẹn sưng đau. Có thể thấy viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Sau giai đoạn cấp tính thoái lui sẽ gây bong da lan tỏa tại vùng tổn thương. Sốt cách quãng và viêm bạch mạch thường tái phát từng đợt, mỗi đợt  kéo dài 3-7 ngày, tần suất 6-10 ngày mỗi năm, kéo dài trong khoảng 20 năm.

Các triệu chứng mạng tính thường gặp: nhiễm giun chỉ mạn tính kéo dài sau 10-15 năm sẽ thấy rõ những di chứng do bít tắc hạch mạch và hạch bạch huyết, gây phù voi, tràn dịch màng tinh hoàn, đái dưỡng chấp. Da vùng bị tổn thương tăng sinh, sần sùi như hạt cơm, nếp da hằn sâu xuống, nứt nẻ, loét, có thể hoại thư. Hay bị nhiễm trùng thứ phát.

Vị trí thương tổn phù voi hay gặp là ở chi dưới, da bìu và dương vật, ít gặp hơn là ở chi trên, vú và bộ phận sinh dục nữ. Đái dưỡng chấp khi thấy nước tiểu đục như nước vo gạo, để lâu không lắng, đôi khi lẫn máu. Trường hợp lượng dưỡng chấp trong nước tiểu nhiều, để lâu nước tiểu có thể đông lại.

2.5.4. Xét nghiệm

Tăng bạch cầu ưa acid, tăng IgE trong máu, X-quang có thể thấy thâm nhiễm. Xét nghịm đặc hiệu là tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong máu, nước tiểu, các dịch khác và các mô của cơ thể, nhất là vào nữa đêm. Có thể tìm thấy giun chỉ trưởng thành ở bạch mạch trên tiêu bản sinh thiết mô thương tổn. Chống chỉ định sinh thiết hạch. Phản ứng huyết thanh bị hạn chế bởi phản ứng chéo với các giun tròn khác. Có thể chẩn đoán PCR.

2.5.5 Dự phòng

Tránh muỗi đốt khi đến vùng dịch tễ, điều trị ấu trùng để làm giảm nguồn gây bệnh. Diệt muỗi bằng các biện pháp cơ học, hóa học và sinh học.

3. SÁN MÁNG (Schistosomiasis)

3.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học

Sán máng là một loại sán dẹt, có con đực và con cái riêng biệt, sống chủ yếu trong hệ tuần hoàn và hút máu. Tùy theo từng loại, chúng ký sinh ở các hệ tĩnh mạch của các cơ quan khác nhau. Có 5 loại sán máng gây bệnh ở người. Trong đó có 3 loài gây bệnh cho người nhiều nhất là S. hamatobium; S. mansoni và S. japonicum. Ít gặp hơn là các loài S. mekongi và S. intercalatum.

Xem thêm:  Bài 15: Vảy phấn hồng

Sán máng ký sinh ở các nhánh mạc treo của hệ tĩnh mạch cửa, lách, bàng quang. Con cái và con đực cuộn với nhau, sau khi giao hợp với con đực, con cái rời bỏ con đực đi ngược chiều máu chảy tới những huyết quản nhỏ để đẻ trứng. Số lượng trứng không nhiều nhưng có gai, những gai này làm rách nội mạc vi quản để ra ngoài cơ thể, khi gặp nước chúng phát triển thành trùng lông. Trùng lông bơi trong nước để tìm đến vật chủ trung gian là ốc. Chúng phát triển thành ốc trong thời gan từ 4-6 tuần để thành trùng đuôi ( đuôi xẻ đôi). Trùng đuôi rời khỏi ốc bơi tự do trong nước, khi gặp người bơi lội, trùng đuôi sẽ xâm nhập vào người qua da. Khi chui qua da, trùng đuôi gây viêm da, sau đó vào các mao mạch bạch huyết rồi theo đường tuần hoàn đến cư trú ở hệ tĩnh mạch cửa. Sau khoảng 60 ngày trùng đuôi sẽ trở thành sán trưởng thành. Sán máng trưởng thành có thể sống trong cơ thể người từ 3-10 năm hoặc lâu hơn. Trên 60% trứng do sán cái trưởng thành đẻ lưu lại trong mô và trong máu ngoại vi, phần còn lại ở trong ruột và bàng quang sau đó được đào thải ra ngoài.

3.2. Biểu hiện lâm sàng:

Từ nhẹ đến nặng, một số ít trường hợp xảy ra cấp tính với các triệu chứng; sốt; đau cơ, đau đầu kéo dài 1-2 tuần hoặc là lâu hơn. Thương tổn da có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn.

Giai đoạn thâm nhập vào da của ấu trùng sán máng: biểu hiện sớm là sau vài phút, tại vị trí ấu trùng chui qua da sẽ xuất hiện nhưng điểm xuất huyết nhỏ, sau đó nổi sẩn đỏ, sẩn phù thành từng đám và ngứa. Ở những bệnh nhân bị nhiễm nhiều ấu trùng sán máng có thể có những biểu hiện toàn thân như nhức đầu, đau các chi, rét run, ban đêm đổ mồ hôi, bạch cầu ái toan tăng (có thể tới 20-60% ). Các triệu chứng lâm sàng này thường biến mất sau 1 tuần. Giai đoạn xâm lấn lan tỏa nổi mày đay, xuất huyết da, xuất huyết dưới móng, phù nề ở mặt, chi, vùng sinh dục và thân mình.

Giai đoạn mạn tính: phản ứng u hạt do lắng đọng trứng sán trong da tạo thành các sẩn 2-4 mm, hình bầu dục, chắc, sẫm màu, có khi thành đám, không thay đổi nếu không được điều trị. Giai đoạn muộn có thể thấy các cục màu hồng hoặc nâu. Các sẩn có thể sùi như hạt cơm, đôi khi loét, phù bạch mạch, phù voi. Vị trí thường tổn thương hay gặp là ở vùng quanh rốn, ngoài ra cũng có thể thấy ở vùng mông, sinh dục.

Khi sán đẻ trứng, tùy từng loại sán mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Đối với S. hamatobium triệu chứng tiết niệu là nổi bật. Bệnh nhân có thể đái máu kèm theo đái rắt, đái buốt, đôi khi chỉ thấy sốt thoáng qua, nổi mày đay. Trường hượp đái máu, kiết lỵ nặng có thể gây tử vong. Đối với S. mansoni triệu chứng chủ yếu là đại tiện ra máu do ruột bị loét, gan lách to, kèm theo sốt, thiếu máu nặng, sa trực tràng. Đối với S.japonicum chủ yếu là gan rất to và xơ hóa, lách to và đau, giai đoạn cuối xuất hiện cổ chướng…

3.3, Xét nghiệm:

Tăng bạch cầu ái toan, nhất là giai đoạn xâm lấn lan tỏa.

Xét nghiệm đặc hiệu tìm trứng sán trong phân và nước tiểu hay sinh thiết trực tràng, bàng quang hoặc các mô khác. Chẩn đoán huyết thanh dương tính sau khi bị nhiễm ấu trùng sán 6 tuần.

4. BỆNH NANG SÁN (Cysticcercosis)

4.1. Đặc điểm tình hình và sinh bệnh học

Bệnh nang sán còn gọi là bệnh ấu trùng sán lợn (Bệnh người gạo). Căn nguyên do ấu trùng của sán đay lợn (Taenia solium). Ở người, Taenia solium nhiễm cả vào đường tiêu hóa  dạng sán trưởng thành và gây bệnh nang sán dạng ấu trùng. Người có thể tự lây nhiễm bệnh nang sán. Người ta thấy có khoảng 25-50% bệnh nhân bị bệnh nang sán có kèm thao sán đường ruột. Bị nhiễm sán trưởng thành ở đường ruột là do ăn phải thức ăn sống hoặc chưa nấu chín có chứa nang sán gạo. Ấu trùng sán lợn sẽ bám vào thành ruột non và phát triển thành sán trưởng thành. Trứng của sán trưởng thành trong ruột non đào thải theo phân ra ngoài và sống được nhiều tuần ngoài môi trường tự nhiên.

Bệnh ấu trùng sán lợn ở người là do ăn phải trứng sán dây lợn. Nang ấu trùng sán dây lợn hình bầu dục, kích thước 0,5 x 1,5-2 mm, chứa dịch trắng đục và đầu sán với 4 giác bám và 2 vòng móc.

4.2. Biểu hiện lâm sàng

Khác nhau từ không có triệu chứng đến rất nặng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Khoảng một nửa số bệnh nhân bị bệnh sán gạo thấy các cục ở dưới da. Thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các cục dưới da rất khác nhau từ vài tháng đến vài năm. Nang sán gạo có thể tồn lưu ở người từ 10 đến 15 năm. Các triệu chứng có thể tồn tại lâu sau khi ấu trùng đã chết.

Thương tổn ở dưới da là các cục giới hạn rõ, kích thước bằng hạt đậu hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. Số lượng có thể ít hoặc nhiều. Vị trí ở các chi, mặt trong cánh tay, thân mình, có thể thấy ở niêm mạc miệng hoặc bất cứ nơi nào, có tính chất đối xứng.

Ngoài những nang sán thấy ở dưới da, còn thấy nang sán ở bắp cơ, mắt và hệ thống thần kinh trung ương cũng như ở các cơ quan nội tạng khác như tim, thận, tụy, gan, phổi. Khoảng 50% bệnh nhân có nang sán ở thần kinh trung ương, có thể gây động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc nhức đầu dữ dội…tùy thuộc vị trí ký sinh của ấu trùng trong não. Nang sán ở mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

(Tài liệu được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Văn Tiến của Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Hà Nội)